Đến chiều 21-2 là tròn 6 ngày kể từ khi vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Cũng xấp xỉ một tuần ấy, thân nhân gia đình người bị nạn vẫn ngày đêm có mặt tại hiện trường ngóng chờ nhận xác.
|
Nước mắt gia đình người bị nạn
Thảm họa bất ngờ
Mặc dù hiện trường vụ sạt lở đã được lực lượng CSGT tỉnh Hòa Bình lập chốt trấn giữ cả hai đầu để đảm bảo an toàn, nhưng vẫn không thể ngăn được cả nghìn người dân địa phương kéo tới ngóng chờ tin tìm kiếm người bị nạn từ lực lượng cứu hộ. Sáng 20-2-2012, sau khi nghe thông báo từ đội tìm kiếm về khả năng có thể tìm được thi thể của vợ chồng thai phụ Vì Thị Nguyệt (1990) và Hà Văn Nghị (1988) trong buổi chiều cùng ngày đã có thêm hàng trăm người nhà của hai nạn nhân cùng bà con xóm giềng tập trung về hiện trường vụ lở núi.
Người đầu tiên phát hiện hai nạn nhân bị vùi lấp là anh Hà Văn Đường ở xóm Phiêng Sa, xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu. Nhà anh Đường ở ngay mặt đường chỉ cách vụ tai nạn chừng 100m và cũng là một trong 3 ngôi nhà bị đất đá sạt lở cuốn phăng xuống vực.
Nhớ lại cảnh tượng hãi hùng đó, anh Đường bảo: “Có lẽ đến lúc chết tôi cũng không thể quên được những hình ảnh đã ám ảnh mình vào buổi sáng hôm đó. Tiếng núi lở, đá rơi rầm rầm rất khủng khiếp! Lúc đó tôi đang ngồi trong nhà nghe thấy vậy bèn cố sống cố chết chạy ra ngoài. Ra khỏi cửa thì đập vào mắt là cảnh một phụ nữ bị cả tảng đá từ trên núi rơi xuống đè vào người kẹp chặt cùng chiếc xe máy. Tiếng chị ấy kêu khóc rất thảm thiết. Tôi sững lại vì kinh hoàng và gần như tê liệt không thể phản ứng được gì. Lúc ấy đất đá vẫn không ngừng rơi xuống như thác lũ. Vừa kịp nhận ra đó là chị Nguyệt cùng xã thì tôi thấy anh Nghị (chồng chị Nguyệt) bị hất văng ra cách đấy mấy mét đang gượng ngồi dậy. Anh Nghị cúi người lom khom dưới cơn mưa đá tảng lao đến cứu vợ. Tôi định chạy lên giúp anh ấy một tay, nhưng chỉ trong nháy mắt cả một vạt núi từ trên cao tụt xuống và chôn vùi luôn cả hai người. Đất đá cũng đổ đến, tôi chỉ kịp hô hoán vợ, con chạy nhanh ra khỏi nhà. Tôi bế đứa lớn, vợ bế đứa nhỏ cứ thế chạy. Vừa ra khỏi nhà vài chục mét lại nghe tiếng đổ rầm rầm sau lưng. Tôi quay lại nhìn thấy cái bể nước ngay trước nhà vỡ tan. Rồi ngôi nhà biến mất…”.
Nỗi đau ở lại
Chó nghiệp vụ vào cuộc tìm kiếm nạn nhân
Từ lúc nhận được hung tin, gia đình hai bên nội ngoại người bị nạn chưa lúc nào rời khỏi hiện trường. Họ căng lều bạt, đốt lửa và ngày đêm túc trực cùng đoàn cứu hộ mong sớm tìm được thi thể vợ chồng chị Nguyệt, anh Nghị. Thế nhưng, mỗi ngày trôi qua nỗi đau dường như càng nhân lên khi việc tìm kiếm không mang lại kết quả. Do trước đó thời tiết xấu, mưa phùn, rét thấu xương và sương mù dày đặc, núi thì vẫn tiếp tục lở nên việc “giải cứu” quốc lộ 6 diễn ra khá chậm.
Vẫn xem việc tìm thi thể hai nạn nhân là quan trọng nhất nên tất cả đều tập trung vào điểm 2 vợ chồng bị vùi lấp. Máy dò sắt, chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường để tìm kiếm. Tại hiện trường, đội cứu hộ làm việc tất bật. Sau khi máy dò sắt xác định được vị trí chiếc xe máy, tất cả máy móc đã tập trung bới tìm. Giây phút hồi hộp nhất là vào khoảng 4h chiều 20-2, 2 chú chó nghiệp vụ cất lên những tiếng sủa, đó là dấu hiệu chúng đã xác định được vị trí nạn nhân nằm. Thế nhưng, đào sâu xuống gần cả mét đất vẫn không thấy dấu hiệu gì. Đất từ trên đỉnh núi lại rơi xuống ào ào, trong chốc lát, hố sâu vừa đào lại bị lấp. Mọi người thất vọng thở dài ngao ngán. Nhiều người nhà nạn nhân không kìm nén được nỗi đâu cất tiếng khóc ai oán, não nề. Ngày tìm kiếm thứ 5 lại trôi qua trong vô vọng.
Chị Nguyệt nhà ở xã Đồng Bảng lấy anh Nghị ở xã Tân Sơn. Hai xã chỉ cách nhau vài cây số. Sáng hôm xảy ra lở núi, chính anh Vi Văn Nghĩa, em trai chị Nguyệt là người đã điện thoại cho vợ chồng anh Nghị nhờ về cấy giúp vài ngày. Vợ chồng anh Nghị nhận lời và nói sẽ về sau một tiếng đồng hồ nữa. Ở nhà anh Nghĩa và những người trong gia đình ra ruộng cấy trước. Khoảng 8h sáng, lúc mọi người đang ở ruộng thì nghe những tiếng rầm rầm rung chuyển. Lúc đó anh Nghĩa nghĩ chắc có ai đó nổ mìn. Thế nhưng, trong chốc lát gia đình anh đã nhận được tin báo núi lở và vợ chồng anh Nghị đã bị vùi lấp. Anh Nghĩa lấy điện thoại gọi vào số anh Nghị, chị Nguyệt nhưng cả hai đều không có tín hiệu.
14h ngày 21-2, Đại tá Trần Đức Duy - Phó chỉ huy trưởng BCH quân sự tỉnh Hòa Bình, chỉ huy trưởng lực lượng cứu hộ tại hiện trường thông báo: “Đã tìm thấy thi thể nạn nhân”. Tin này khiến những cán bộ tham gia ứng trực thở phào và cũng giải tỏa hầu hết tâm lý của thân nhân gia đình người bị nạn. Trao đổi với phóng viên An ninh Thủ đô, Đại tá Duy cho biết: “Chúng tôi ưu tiên việc tìm kiếm nạn nhân là số 1, việc thông đường là số 2. Sau khi việc tìm kiếm hoàn thành, tiến độ giải tỏa có thể sẽ được tăng lên và hy vọng QL6 sẽ được thông xe trong thời gian sớm nhất”.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?