Triều Tiên có thể đã thất bại trong việc kéo Mỹ trở lại bàn đàm phán thông qua những hành động đe dọa Hàn Quốc và Mỹ thời gian qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un xuất hiện trong một đoạn video công bố hôm 25/4. |
Những động thái hiếu chiến của giới lãnh đạo Triều Tiên theo sau vụ thử hạt nhân vào tháng 2 dường như đã dịu bớt sau khi không mang lại kết quả mong muốn. Vì thế, nhiều khả năng Bình Nhưỡng cảm thấy mình cần “tăng số tiền cược” trong canh bạc này.
Ông Sung-Yoon Lee, giáo sư tại Đại học Tufts (Mỹ), đánh giá: “Lý do bán đảo Triều Tiên lắng dịu trong 10 ngày qua là Bình Nhưỡng muốn các nước đối địch mất cảnh giác trước khi có những hành động khiêu khích mới”.
Bình Nhưỡng nói rõ rằng họ sẽ không đối thoại trừ khi Mỹ công nhận quyền sở hữu vũ khí hạt nhân của nước này. Trong khi đó, Washington nhấn mạnh bất kỳ cuộc đối thoại nào sắp tới cũng tùy thuộc vào nỗ lực phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.
Ông Chun Yung-woo, cựu cố vấn về an ninh quốc gia của Hàn Quốc, nhận định: “Sự khác biệt về lập trường giữa Mỹ và Triều Tiên đang lớn hơn bao giờ hết. Việc tìm kiếm được tiếng nói chung và những điều kiện phù hợp cho đối thoại đang trở nên khó khăn hơn nhiều”.
Theo giới phân tích, tình trạng bế tắc hiện nay có thể dẫn đến việc Triều Tiên tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa mới hoặc thử hạt nhân lần thứ 4 hoặc một cuộc đối đầu quân sự nhỏ với Hàn Quốc. Tất cả nhằm buộc Mỹ đàm phán hoặc gây chia rẽ giữa Seoul với Washington.
Chuyến thăm Mỹ vào ngày 7/5 tới của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye có thể là dịp để Triều Tiên tiếp tục có những hành động khiêu khích nói trên. Trước đó, Bình Nhưỡng vào tháng 2 đã tiến hành thử hạt nhân ngay khi bà Park chuẩn bị lên nắm quyền. Vụ thử cũng diễn ra vào thời điểm có sự chuyển giao lãnh đạo ở Trung Quốc và Nhật.
Trong hoàn cảnh như thế, Trung Quốc có thể là niềm hy vọng cho việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên dù nước này cũng đang thất vọng trước những hành động của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Một nguồn tin thân cận với cả Bình Nhưỡng và Bắc Kinh cho biết: “Trung Quốc đang rất không vui với Kim Jong-un do ông ta đang gây không ít rắc rối”. Dù vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc sẽ không mạnh tay với Triều Tiên bởi vẫn cần nước này làm vùng đệm giữa họ với các lực lượng Mỹ đóng tại Hàn Quốc.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%