Tỉnh Kherson thuộc Ukraine đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Nga như Crimea.
Người dân Crimea ăn mừng sau khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga - Ảnh: Reuters |
Trong khi chính quyền Kiev bất lực trước việc Crimea sáp nhập vào Nga, nhiều người dân ở tỉnh Kherson cũng đang xúc tiến cuộc trưng cầu dân ý đòi ly khai khỏi Ukraine. Theo Đài Fox News (Mỹ), đứng sau cuộc vận động là các chính trị gia địa phương gốc Nga. Trước nguy cơ này, trong cuộc họp ngày 21/3 của Hội đồng thành phố Kherson, thủ phủ của tỉnh cùng tên, Thị trưởng Mykola Mikolayenko cảnh báo: “Chúng tôi sẽ không cho phép đất nước bị chia nhỏ thêm nữa. Nếu các thành viên (thân Nga) Hội đồng thành phố muốn Kherson sáp nhập vào Nga, họ nên suy nghĩ lại. Điều này sẽ không được tha thứ. Đó là tội phản quốc”.
Trước đó một ngày, ông Mikolayenko tiết lộ ông nhận được một cuộc điện thoại bí ẩn nói rằng các thành viên hội đồng thuộc đảng Các khu vực của tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych đang lên kế hoạch tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý kiểu Crimea. Ngoài ra, Fox News dẫn lời nữ phát ngôn viên Olesya Mikheeva của Hội đồng thành phố Kherson cho hay các nghị sĩ và nhà hoạt động thân Nga đang yêu cầu hội đồng tổ chức cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga.
Tỉnh Kherson có diện tích hơn 28.000 km2, nằm ngay phía bắc Crimea, kết nối bán đảo này với lục địa Ukraine bằng đường sắt và đường bộ. Kherson cung cấp phần lớn thực phẩm, điện và nước ngọt cho Crimea. Ngoài ra, phần lớn trong dân số 1,2 triệu người ở Kherson nói tiếng Nga. Do đó, nếu một cuộc trưng cầu dân ý ở Kherson thật sự xảy ra, kết quả có thể cũng sẽ bất lợi cho Kiev như những gì đã diễn ra ở Crimea, theo Fox News.
Thông tin trên được tiết lộ sau khi Ukraine ký thỏa thuận liên kết chặt chẽ hơn về chính trị và kinh tế với EU, còn Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật phê chuẩn Hiệp ước sáp nhập Crimea vào Nga. Ngày 21/3, Thủ tướng lâm thời Ukraine Arseniy Yatsenyuk ước tính việc Crimea sáp nhập vào Nga có thể khiến Kiev mất hàng trăm tỉ USD, theo hãng tin Interfax.
Cùng ngày, EU đưa thêm 12 cá nhân ở Nga và Ukraine vào danh sách những người bị liên minh này đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh, theo Reuters. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích trừng phạt của EU là không thực tế và tuyên bố Moscow có quyền đáp trả sự trừng phạt đó. Mặt khác, Bộ Ngoại giao Nga hôm qua bày tỏ hy vọng rằng việc gửi nhóm quan sát viên thuộc Tổ chức Hợp tác và an ninh châu Âu (OSCE) đến giám sát tình hình ở Ukraine sẽ giúp ngăn chặn khuynh hướng cực đoan và làn sóng quá khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở đây. Tuy nhiên, Moscow nhấn mạnh sứ mệnh đó không được “mở rộng đến Crimea và Sevastopol, vốn thuộc một phần của Nga”, theo AFP.
Nga tịch thu tàu ngầm Ukraine
Các lực lượng Nga hôm qua đã chiếm quyền kiểm soát chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine tại Crimea, theo người phát ngôn Vyacheslav Trukhachyov của Hạm đội biển Đen. Hãng AFP cho hay cờ Ukraine trên tàu ngầm Zaporozhye đã được thay thế bằng cờ hải quân Nga. Trước đó, các lực lượng Nga đã kiểm soát trụ sở Bộ Tư lệnh hải quân Ukraine ở thành phố Sevastopol và chiếm một số tàu của Ukraine.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?