Không làm chủ được hành động của mình, bà xông vào giằng được con dao từ tay ông N. và cứa mạnh vào cổ làm ông N. tử vong trên đường đưa đi cấp cứu...
Bạo hành gia đình khiến người vợ thành kẻ giết người |
Ngày bị cáo Lương Thị T, dân tộc Thái, trú tại thôn Nang Phai, xã Phúc Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái phải ra tòa với tội danh “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, hầu hết những người dự khán đều nhìn bị cáo với ánh mắt vừa giận, vừa thương hại với sự cảm thông, chia sẻ...
Án mạng giữa trưa vắng
Bị cáo Lương Thị T. (sinh năm 1965) là người dân tộc Thái, không biết đọc, biết viết, chỉ biết điểm chỉ thay chữ ký của mình trong đơn đề nghị Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Yên Bái cử Trợ giúp viên tham gia tố tụng bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích của mình tại phiên tòa hình sự, với tội danh “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Năm 1985, bà Lương Thị T. kết hôn với ông Hoàng Văn N. khi mới tròn 20 tuổi. Chỉ sau 10 năm chung sống, hai người đã có 5 người con. Những tưởng với bản chất cần cù, lam lũ, chịu thương, chịu khó của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi vùng cao, ông Hoàng Văn N. sẽ cùng vợ và các con lao động sản xuất, đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình.
Nhưng ngược lại, ông N. lại không làm tròn trách nhiệm của người chồng, người cha làm trụ cột trong gia đình mà lại thường xuyên uống rượu say, quậy phá, đánh vợ, chửi con, hủy hoại tài sản đồ dùng trong gia đình.
Bà con thôn xóm đều có chung nhận xét rằng khi nào người ông N. không có mùi rượu và không say mới… là chuyện lạ. Mỗi lần ông N. uống rượu say, bà Lương Thị T. và các con trở thành nạn nhân, là nơi gánh chịu trước những lời chửi mắng, sỉ vả, nhục mạ cùng với những hành động thượng cẳng chân, hạ cẳng tay của người mà bà T. gọi là chồng và các con gọi là cha.
Chính quyền địa phương đã phải không ít lần gọi ông N. lên nhắc nhở, răn đe, giáo dục song đâu lại vào đấy, mỗi khi ông N. rượu vào là lại quậy phá.
Thời gian cứ trôi theo như quy luật vốn có và bà Lương Thị T. cũng phải trải qua từng ấy năm lam lũ, cực nhọc, cam chịu trước những nỗi đau tủi nhục, ê chề về cả thể xác lẫn tinh thần bởi những hành vi bạo lực của chồng.
Đỉnh điểm là vào một buổi trưa tháng 7/2012, sau khi đi làm "đệ tử của lưu linh" về, thấy vợ đang nấu cơm, dáng vẻ khật khưỡng, giọng nói lè nhè, ông N. chửi vợ, vu cho vợ đi quan hệ bất chính mà không mang tiền về.
Trời đánh còn tránh bữa ăn, nhưng trong suốt bữa cơm, bà T. vẫn phải nuốt nước mắt vào trong bởi những lời xỉ mắng, nhục mạ của chồng. Cơm nước xong, ông N. lấy con dao thái rau lợn đi mài kèm theo lời đe dọa “Hôm nay có người chết với tao”.
Sau khi cho lợn ăn xong, trong lúc bà T. đang rửa tay thì ông N. tiến đến túm tay và dùng dao cứa vào cổ bà T. Quá bất ngờ, bị đau, chảy máu, quay lại thấy chồng giơ dao định tiếp tục chém mình, theo phản xạ, bà T. dùng hai tay đẩy mạnh vào ngực làm ông N. ngã ngửa xuống sàn bếp.
Không làm chủ được hành động của mình, bà xông vào giằng được con dao từ tay ông N. và cứa mạnh vào cổ làm ông N. tử vong trên đường đưa đi cấp cứu, còn bà T. được đưa lên trạm y tế xã để khâu vết thương.
Vừa là hung thủ, vừa là nạn nhân
Cáo trạng số 52 ngày 19/11/2012 của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Yên Bái đã truy tố bị can Lương Thị T. về tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, theo khoản 1, Điều 95 Bộ luật Hình sự. Tham gia tố tụng tại phiên tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo theo quy định của pháp luật,
Trợ giúp viên pháp lý đã phân tích sâu sắc, có sức thuyết phục về nhân thân bị cáo cũng như hoàn cảnh cuộc sống, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội cùng với những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với bị cáo.
Bị cáo phạm tội cũng chính bởi xuất phát bị cáo là nạn nhân của bạo lực gia đình. Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, TAND tỉnh Yên Bái đã tuyên phạt bị cáo Lương Thị T. 6 tháng tù với tội danh trên.
Một vấn đề đáng quan tâm là qua vụ án này là cần phải tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật về hình sự, hôn nhân, gia đình, phòng chống bạo lực gia đình một cách sâu rộng trong cán bộ và nhân dân nhất là ở vùng đồng bào dân tộc vùng cao, cùng với sự "vào cuộc" quyết liệt và kịp thời của chính quyền, tổ chức đoàn thể trong việc phòng chống, ngăn chặn bạo lực gia đình, góp phần giảm thiểu những hậu quả, hệ lụy xấu xảy ra từ bạo lực gia đình như vụ án trên đây.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar