Sau khi Philippines tố cáo Trung Quốc đang cải tạo đất trên các rặng san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh tuyên bố: "Đó không phải việc của Manila".
Ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc. |
Những ngày qua giới chức Philippines liên tục lên tiếng trước việc Trung Quốc cải tạo đất trên các bãi đá mà nước này tuyên bố chủ quyền, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đáp trả những lời cáo buộc của Manila, trong cuộc họp báo ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang ngược tuyên bố Trung Quốc có cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” với quần đảo Trường Sa.
Quan chức này còn trắng trợn khẳng định Bắc Kinh có quyền làm bất cứ điều gì ở khu vực này và đó không phải việc của Philippines, Inquirer đưa tin. "Bất cứ hành động nào của Trung Quốc ở Trường Sa đều không liên quan tới Philippines", ông Hồng Lỗi lớn tiếng.
Hồi đầu tuần, giới chức Philippines đưa ra hàng loạt bằng chứng cho thấy Trung Quốc tăng cường hoạt động trên các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo bằng chứng mà phía Manila công bố, Trung Quốc đang cải tạo đất ở Đá Ga Ven (Philippines gọi là Gavin), Đá Châu Viên (Calderon) và gần đây nhất là khu vực Đá Én Đất (Malvar).
Giới chức Philippines cũng lo ngại việc Trung Quốc lấp đất ở Đá Én Đất nhằm xây dựng một sân bay hoặc căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, chính quyền Manila không có ý định đáp trả mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc ở những bãi đá trên. Người phát ngôn của Tổng thống Benigno Aquino cho biết, Philippines sẽ không đưa tàu công vụ, tàu chiến tới chặn các hoạt động của Trung Quốc mà sẽ sử dụng chiến thuật ngoại giao.
Manila đã nộp đơn kiện Bắc Kinh lên Tòa án Trọng tài của Liên Hiệp Quốc nhằm vô hiệu hóa tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông. Dù Bắc Kinh từ chối tham gia quá trình này và nhiều lần ngang ngược khẳng định chủ quyền phần lớn Biển Đông nhưng tòa án đang thụ lý hồ sơ và có thể đưa ra quyết định dựa vào khiếu nại của Manila.
Trong một diễn biến khác, Trung Quốc tiếp tục duy trì sự hiện diện của giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cùng đội tàu hộ tống đông đảo trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Bắc Kinh thậm chí liên tục vu khống Việt Nam gây hấn dù Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng cho thấy tàu công vụ, tàu cá vỏ sắt của nước này liên tục đâm, va vào các tàu thực thi pháp luật và tàu cá vỏ gỗ của Việt Nam.
Ngày 4/6, Việt Nam công bố đoạn video dài hơn 3 phút quay lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152, theo đó, tàu vỏ sắt Trung Quốc tiến lại gần và đâm mạnh khiến tàu của ngư dân Đà Nẵng xoay ngang rồi lật úp và chìm dần.
Sau khi xem clip này, nghị sĩ Miloslav Ransdorf, thành viên Nghị viện châu Âu EU cho hay ông không thể tin nổi Trung Quốc lại hành xử như vậy trên Biển Đông. “Trung Quốc không thể chối cãi việc vi phạm luật pháp quốc tế, gây căng thẳng trên Biển Đông. Nước này là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng đã không làm gì cho hòa bình của khu vực, thậm chí còn khiến tình hình ở Đông Nam Á trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết”, ông Miloslav Ransdorf nhấn mạnh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành