Bắc Kinh đã huy động 2 chiến đấu cơ F-15 đến vùng nhận dạng phòng không mới thiết lập để đối phó với 2 máy bay do thám của Mỹ và 10 máy bay Nhật Bản.
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc (đường gạch màu đỏ) |
Động thái này làm cho tình hình giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc càng căng thẳng.
Tân Hoa Xã dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng không quân Trung Quốc Shen Jinke cho biết 2 máy bay chiến đấu F-15 trên đã áp sát vùng phòng không và thực hiện kế hoạch theo dõi máy bay quân sự của các quốc gia khác.
Vào ngày 28/11, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cho máy bay bay qua không phận vùng lãnh thổ đang diễn ra tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo. Trong khi đó, Mỹ cũng gửi hai máy bay B-52 không trang bị vũ khí tới vùng phòng không hồi đầu tuần này và khẳng định các chuyến bay sẽ quá cảnh thường xuyên qua khu vực. “Tôi có thể xác nhận Mỹ đã và sẽ tiếp tục cho các máy bay hoạt động trên vùng phòng không như bình thường." – Đại tá Steve Warren, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc tuyên bố. Theo một quan chức quốc phòng Mỹ, những hoạt động này bao gồm việc trinh sát và giám sát các chuyến bay qua vùng phòng không.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh ra thông báo rằng máy bay của các quốc gia khác – bao gồm cả máy bay chở khách - sẽ phải xác định danh tính với chính quyền Trung Quốc khi đi qua vùng lãnh thổ nước này. Sau khi thiết lập khu vực nhận dạng phòng không mới, Bắc Kinh lập tức điều một số chiến đấu cơ – bao gồm máy bay chiến đấu Su-30 mua từ Nga và máy bay cảnh báo sớm đến để thực hiện công việc tuần tra và theo dõi mục tiêu.
Một góc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Ông Shen Jinke cho biết "lực lượng không quân Trung Quốc đang được đặt trong tình trạng báo động cao và sẽ có biện pháp đối phó với các mối đe dọa để bảo vệ vững chắc vùng không phận của lãnh thổ”. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Yang Yujun xác nhận Bắc Kinh sẽ không bắn hạ bất kỳ máy bay nào có ý định xâm nhập trái phép vùng phòng không.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang trở nên căng thẳng trong nhiều tháng qua bởi các tranh chấp về khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông. Washington không đưa ra bất kỳ quan điểm nào về chủ quyền của quần đảo nhưng công nhận quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản đối với Senkaku/Điếu Ngư, đồng thời cam kết sẽ ủng hộ Tokyo trong trường hợp có xung đột xảy ra.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?