Hãng thông tấn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên KCNA vừa phát đi bản tin thừa nhận vụ phóng tên tên lửa mang vệ tinh đã thất bại khi không đưa được vệ tinh lên quỹ đạo.
|
"Vệ tinh quan sát trái đất đã không thể đi vào quỹ đạo. Các nhà khoa học, các chuyên gia và các kỹ thuật viên đang tìm hiểu nguyên nhân của thất bại này," bản tin của KCNA viết.
Khách mời Triều Tiên và nước ngoài đang theo dõi màn hình chiếu cảnh tên lửa Unha-3 trên bệ phóng
Theo AFP, đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên thất bại trong nỗ lực phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh, hai lần trước là vào các năm 1998 và 2009, dù ở cả hai lần nước này đều tuyên bố là đã đưa vệ tinh lên quỹ đạo thành công.
"Khác với những lần phóng trong quá khứ, lần này miền Bắc không thể nói là thành công bởi tên lửa rơi quá sớm ngay sau khi rời bệ phóng và quỹ đạo của nó đã bị phơi bày đầy đủ trước miền Nam và các nước khác," giáo sư khoa học chính trị Yoo Ho-Yeol tại Đại học Triều Tiên ở Seoul nói với AFP.
Bộ Quốc phóng Hàn Quốc cho biết, vụ phóng tên lửa tại bệ phóng đặt ở Tongchang-ri diễn ra vào lúc 7 giờ 39 phút theo giờ địa phương này 13/4.
"Chúng tôi nghi ngờ tên lửa của Bắc Triều Tiên đã rơi và vỡ thành nhiều mảnh chỉ ít phút sau khi nó rời bệ phóng," người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói trong cuộc họp báo ở Seoul.
Tại Washington, các quan chức Mỹ cũng cho rằng vụ phóng tên lửa đã thất bại.
Còn tại Tokyo, nơi đã chuẩn bị sẵn dàn tên lửa đất đối không PAC 3 để sẵn sàng bắn hạ tên lửa Triều Tiên nếu nó bay qua lãnh thổ Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Naoki Tanaka cũng khẳng định rằng Triều Tiên đã phóng tên lửa và tên lửa đã bị rơi chỉ sau khoảng 1 phút. Ông này cũng nói tên lửa không gây ra tác động gì tới lãnh thổ Nhật Bản.
Brian Weeden, cố vấn kỹ thuật của Secure World Foundation và từng có thời gian công tác tại Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ thì "những tên lửa này khá mong manh" và mô tả tên lửa là "khối hình trụ bằng kim loại khá mỏng có chưa nhiều chất lỏng áp lực cao."
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?