Trung Quốc muốn ký hiệp ước hữu nghị với ASEAN nhưng vẫn khẳng định giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng đàm phán song phương.
Tình hình biển Đông chiều 14/11: TQ đề xuất hợp tác, ASEAN vẫn quan ngại về Biển Đông |
Ngày 13/11, tại hội nghị Thượng đỉnh Đông Á diễn ra ở Naw Pyi Taw (Myanmar), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã “khuyên” Trung Quốc nên tuân thủ luật pháp quốc tế và tôn trọng tự do hàng hải trên Biển Đông.
Lãnh đạo các quốc gia tham dự hội nghị thượng đỉnh Đông Á diễn ra tại Myanmar
Phát biểu tại hội nghị khu vực quan trọng này, ông Modi nói: “Trong một thế giới toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, không còn cách nào khác ngoài tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Cũng trong khuôn khổ hội nghị này, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã đề xuất một hiệp ước hữu nghị với các quốc gia ASEAN, tuy nhiên ông này lại tái khẳng định rằng những tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông vẫn phải được giải quyết trực tiếp giữa các nước có liên quan mà không chấp nhận sự tham dự của bên thứ ba.
Ông Lý Khắc Cường phát biểu: “Trung Quốc sẵn sàng trở thành đối tác đối thoại đầu tiên ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với ASEAN”. Hiệp ước này được coi là một nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xóa bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực.
Tuy nhiên, Thủ tướng Trung Quốc lại tái khẳng định rằng nước này quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lập trường của mình trong vấn đề Biển Đông rằng mọi tranh chấp cần phải được giải quyết song phương thay vì đa phương hoặc qua trung gian.
Đề xuất về hiệp ước hữu nghị của Trung Quốc đã nhận được phản ứng không mấy mặn mà từ phía các nhà ngoại giao Philippines, khi họ cho rằng đề xuất này “thiếu căn bản” và chẳng khác gì đề xuất mà Manila đưa ra vào năm 2012 nhưng bị Bắc Kinh bác bỏ.
Philippines là nước đã đệ đơn kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông lên tòa án trọng tài quốc tế, và vụ kiện này của Manila đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của Bắc Kinh.
Các lãnh đạo ASEAN hy vọng rằng sẽ thuyết phục được Trung Quốc có lập trường ôn hòa hơn trong vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông khi họ tham gia vào phiên họp kín được tổ chức ngày hôm qua. Tuy nhiên, tuyên bố đưa ra sau hội nghị vẫn không khác mấy so với hội nghị ngoại trưởng ASEAN được tổ chức hồi tháng Tám.
Tuyên bố sau hội nghị nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan ngại về tình hình ở Biển Đông hiện nay”.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%