Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị Cấp cao tháng 5, ASEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp, căng thẳng này.
Tình hình biển Đông sáng 13/11: Quan ngại các hành động thay đổi hiện trạng biển Đông |
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế chủ đạo trong khu vực Đông Á. Tuy nhiên, nguy cơ bất ổn, xung đột cục bộ ở một số khu vực tiếp tục gia tăng cùng với những thách thức an ninh phi truyền thống đang ảnh hưởng không nhỏ, gây quan ngại đối với hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực như diễn biến phức tạp ở biển Đông, biển Hoa Đông, tình hình bán đảo Triều Tiên, khủng bố, bạo lực ở Trung Đông, dịch bệnh Ebola...
Về vấn đề biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu rằng, tại Hội nghị Cấp cao tháng 5, ASEAN đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến phức tạp, làm gia tăng căng thẳng ở biển Đông và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở khu vực. Ðến nay, tình hình biển Đông vẫn tiếp tục phức tạp, trong đó có việc bồi đắp quy mô lớn, làm thay đổi căn bản cấu trúc của nhiều đảo đá, bãi ngầm. Những việc làm này trái với quy định của Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).
Do đó, tại hội nghị này, ASEAN cần chủ động và có trách nhiệm hơn nữa trong việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tiếp tục yêu cầu các bên liên quan tôn trọng và thực hiện đầy đủ mọi quy định của DOC, trước hết là Điều 5 của tuyên bố này, thực hiện kiềm chế, không mở rộng hoặc gia tăng căng thẳng, không làm phức tạp thêm tình hình; không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển. Đồng thời, ASEAN cần triển khai mạnh mẽ những nội dung đã thống nhất, đặc biệt là việc ASEAN - Trung Quốc cần sớm cụ thể hóa các biện pháp và xây dựng cơ chế nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ DOC, nhất là Điều 5 của tuyên bố; đi vào đàm phán thực chất nhằm sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) có tính ràng buộc, cũng như sớm triển khai các biện pháp “thu hoạch sớm” song song với tiến trình đàm phán về COC.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 25 khai mạc ngày 12/11, với chủ đề tập trung vào khả năng ASEAN đối phó các thách thức cấp bách như mối đe dọa từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, dịch bệnh Ebola ở Tây Phi và tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, trước tình hình biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, lãnh đạo các nước tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở biển Đông; nhấn mạnh việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định trong DOC, đặc biệt là điều 5 của tuyên bố, thực hiện kiềm chế và không làm phức tạp thêm, mở rộng hay làm gia tăng căng thẳng, đẩy mạnh thương lượng thực chất ASEAN - Trung Quốc để sớm đạt được COC.
Duy trì vai trò chủ động của ASEAN
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng các lãnh đạo ASEAN tập trung thảo luận về tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng ASEAN sau 2015 và thúc đẩy quan hệ với các đối tác. Các nhà lãnh đạo nhất trí rằng, ASEAN cần duy trì đoàn kết, thống nhất, chủ động, tích cực phát huy vai trò, trách nhiệm và tiếng nói chung trong những vấn đề liên quan hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển ở khu vực.
Thảo luận định hướng phát triển sau 2015, lãnh đạo các nước nhất trí rằng, ASEAN cần tiếp tục tiếp nối và phát huy các thành tựu đã đạt được, thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung ở khu vực. Trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới diễn biến nhanh chóng, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác và nâng cao khả năng của ASEAN trong ứng phó và xử lý các thách thức đang nổi lên.
Theo đó, ASEAN cần chủ động xây dựng một cấu trúc khu vực trên cơ sở luật lệ,và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử của ASEAN được ghi nhận trong Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, DOC, Tuyên bố Bali về các nguyên tắc quan hệ cùng có lợi... Các nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hiệu quả hoạt động và phối hợp của bộ máy tổ chức nhằm đáp ứng tốt hơn các yêu cầu ngày càng cao của ASEAN trong giai đoạn sau 2015.
LHQ sẵn sàng hỗ trợ giải quyết vấn đề biển Đông
Sáng 12/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Ban Ki-moon nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 25. Thủ tướng khẳng định. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được tư vấn chính sách và tài trợ thiết thực của LHQ trong các lĩnh vực, nhất là giảm nghèo bền vững, phòng chống HIV/AIDS và biến đổi khí hậu; ủng hộ Việt Nam ứng cử làm thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội LHQ nhiệm kỳ 2016-2018 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ 2020-2021.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao kết quả thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. Ông cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ sáng kiến Một LHQ; đánh giá cao việc Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ. Ông chúc mừng Việt Nam được bầu làm ủy viên Hội đồng Nhân quyền LHQ và đã có những đóng góp tích cực vào việc thảo luận xây dựng các mục tiêu phát triển bền vững của LHQ sau năm 2015. Ông Ban Ki-moon bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa LHQ và Việt Nam.
Về tình hình biển Đông, Tổng thư ký Ban Ki-moon khẳng định, quan điểm của LHQ là các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông cần được giải quyết trên cơ sở đối thoại, các bên không có hành động gây căng thẳng. Ông bày tỏ hy vọng các hội nghị ở khu vực sẽ là cơ hội để các bên liên quan giải quyết vấn đề trên cơ sở cách tiếp cận hướng tới tương lai và LHQ sẵn sàng hỗ trợ, ủng hộ trong vấn đề này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%