Tình cảnh bi thảm của nữ sinh bị bạn học đầu độc
Thứ tư, 08/05/2013 16:06

Sau 20 năm, nữ sinh xinh đẹp, tài năng ngày nào thực tế đã bị mù và có khả năng nhận thức của một đứa trẻ lên 6 tuổi.

Zhu Ling bị đầu độc năm 1994 và đến nay vẫn chưa có tình nghi nào bị bắt giữ.

Zhu Ling bị đầu độc năm 1994 và đến nay vẫn chưa có tình nghi nào bị bắt giữ.

Vụ án một nữ sinh Bắc Kinh bị đầu độc gần 20 năm trước nhận được nhiều sự quan tâm của người dân Trung Quốc trên khắp thế giới, dành được một bản kiến nghị trên trang web của Nhà Trắng và “đốt cháy” cuộc tranh luận trên tinh thần theo đuổi công lý ở nước này.

Trước năm 1994, Zhu Ling là một sinh viên xuất sắc của khoa Hóa trường Đại học Thanh Hoa uy tín ở Trung Quốc.  Nhưng bi kịch xuất hiện từ năm 1995, cô gái trẻ bắt đầu gặp phải các triệu chứng lạ như đau dạ dày, rụng tóc và các triệu chứng không thể giải thích khác. Cuộc sống của nữ sinh bị xáo trộn nặng nề, cô rơi vào tình trạng sống dở, chết dở. Câu chuyện của Zhu Ling được Tân Hoa Xã đăng tải vào tháng 4/1995 thu hút dư luận nước này.

Cuối cùng, các bác sĩ chuẩn đoán cô bị ngộ độc bởi chất tali - thuốc diệt chuột và côn trùng không mùi, không vị và cực kỳ độc. Cảnh sát đã tiến hành điều tra và đưa ra nghi vấn với người bạn cùng phòng là Sun Wei nhưng sau đó lại loại cô ra khỏi diện tình nghi. Cho đến nay, các nhà chức trách vẫn im hơi lặng tiếng trước vụ án này.

Mặc dù, các phương tiện truyền thông trong nước cố tình che giấu, những tin tức về một vụ ngộ độc gây tử vong trong ký túc xá ở trường đại học Thượng Hải hồi tháng 4 nhen nhóm người dân nước này, thậm chí thế giới quan tâm đến câu chuyện của Zhu. Trong vụ việc này, cảnh sát đã nhanh chóng xác định hung thủ là người bạn cùng phòng và lập tức bắt giữ nam sinh này vì tội giết người. Điều đó một lần nữa dấy lên sự quan tâm đặc biệt của báo chí và người dân nước này về tình cảnh của Zhu.

Sau 20 năm, bây giờ Zhu Ling đã trở thành một người phụ nữ gần 40 tuổi và hiện đang phải gánh chịu nỗi đau âm ỉ do bị đầu độc. Những hình ảnh gần đây cho thấy nữ sinh xinh đẹp năm nào giờ nằm bẹp dí trên giường, di chuyển khó khăn và bắt đầu mắc chứng thừa cân. Không còn ai nhận ra một cô nữ sinh đầy tài năng. Thực tế cô ấy đã bị mù và có khả năng nhận thức của một đứa trẻ lên 6 tuổi.

Trong bối cảnh này, trên các trang mạng Trung Quốc xuất hiện đầy rẫy các suy đoán về cuộc điều tra. Trên trang Weibo có số lượng người dùng đương tương với Twitter, khoảng hơn 30 triệu người sử dụng, nhiều bài viết đã chỉ rõ các bằng chứng quan trọng bị biến mất và sức ép chính trị có tầm ảnh hưởng lớn của gia đình nhà Sun Wei. Ông nội của Sun là một quan chức cấp cao trong chính phủ Quốc dân Đảng trước năm 1949 và sau này là trong Cộng hòa nhân dân đến khi ông qua đời vào năm 1995. Một người anh họ khác của cha Sun Wei là phó chủ tịch cơ quan tư vấn chính trị của Trung Quốc từ năm 1993-2003.

Vào tháng 4/2007, cảnh sát tiến hành thẩm vấn Sun Wei suốt 8 giờ đồng hồ và sau đó xóa cô ra khỏi danh sách tình nghi vào tháng 8 cùng năm vì các nhà điều tra không có bằng chứng cho thấy Sun Wei có liên quan đến vụ đầu độc. Cô cũng tuyên bố mình không có bất cứ thù oán gì với Zhu. Còn về nghi vấn gia đình lợi dụng ảnh hưởng chính trị để gây sức ép, Sun Wei cho rằng ông nội cô đã qua đời trước khi cô bị thẩm vấn.

Đến năm 2006, Sun Wei đã ủy quyền cho gia đình thay mặt cô gửi đơn cho cảnh sát yêu cầu mở lại cuộc điều tra để “tìm ra sự thật”. Chia sẻ trên Tianya, Sun Wei viết: “Hơn ai hết tôi là người mong muốn đưa hung thủ ra ngoài ánh sáng”.

Chiến dịch lấy lại công bằng

Vào thứ Sáu tuần trước, với cơn sốt thảo luận về trường hợp của Zhu, Weibo bắt đầu kiểm duyệt chủ đề này bằng cách chặn các từ khóa như “Zhu Ling” và “Taili”. Tuy nhiên, hành động của trang web chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Cùng ngày, một tài khoản mang tên “Y.Z” từ Miami đã tạo ra một bản kiến nghị trên trang web chính thức của Nhà Trắng, đặt tên là Sun – tên tiếng anh là Jasmine – là nghi phạm chính trong vụ án đầu độc và buộc tội bà gian lận hôn nhân để nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Bản kiến nghị kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ điều tra và trục xuất “để bảo vệ sự an toàn của công dân”.  Trong vòng chưa đầy 4 ngày, hơn 130.000 người đã ký tên vào bản kiến nghị.

Yao Bo, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh phát biểu trên CNN: “Đó là điềm bất thường khi người dân tìm sự giúp đỡ của nước khác để giải quyết vấn đề tư pháp trong nước. Tuy nhiên điều đó là hợp lý khi người dân cảm thấy phải bắt buộc tìm kiếm áp lực bên ngoài để đảm bảo tính công bằng và minh bạch tư pháp trong đất nước của họ. Trong vài năm qua, người ta đã nhìn thấy quá nhiều bất công những câu chuyện đăng tải trên mạng và việc can thiệp bừa bãi quyền lực chính trị trong hệ thống tư pháp. Những điều này càng khiến trường hợp của Zhu bùng lên dữ dội”.

Sự chú ý của công chúng sẽ mang lại hành động?

Ngay cả Tân Hoa Xã đã nhảy vào cuộc và đề cập đến “hoàn cảnh không bình thường của gia đình Sun” và thách thức cảnh sát lên tiếng về vụ án này bằng chứng là đã đăng tải một bài bào hôm thứ 2 vừa qua.

“Liệu có hay không việc cảnh sát sẽ mở lại cuộc điều tra. Điều này phụ thuộc vào bằng chứng mới, nhưng cảnh sát Bắc Kinh nên đi một bước mới có ý nghĩa hơn bằng cách phá vỡ sự im lặng bấy lâu nay. Làm như vậy không chỉ giúp nạn nhân và nghi can bị cáo buộc mà còn nâng tín nhiệm của cảnh sát”, tờ Southern Metropolitan Daily đưa ra bình luận.

Trao đổi trên chương trình phát thanh, người thân của cô nữ sinh cho biết: “Tôi đã từng hy vọng vào một phép màu. Điều đó kéo dài trong nhiều năm trời và bây giờ tôi chỉ hy vọng sức khỏe của con gái được cải thiện”.

Đại Lâm

Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'

Tag: Đầu độc , Thuốc chuột , Nữ sinh , Zhu Ling , Trung Quốc