Sáu tuần sau khi máy bay Malaysia chở 239 người mất tích không để lại dấu vết, ngày càng xuất hiện nhiều lời kêu gọi xem xét lại khu vực tìm kiếm hiện nay.
Một thân nhân hành khách MH370 bị ngất được đưa khỏi một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 21/4. |
Peter Herzig, Giám đốc điều hành Trung tâm Geomar Helmholtz về Nghiên cứu Hải dương học ở Đức, được Bloomberg dẫn lời nhận định không có bất cứ một mảnh vỡ nào trôi nổi trên mặt biển, có nghĩa là vùng tìm kiếm có thể không đúng.
Herzig cho rằng, các tín hiệu mà tàu Ocean Shield của Australia dò được có thể từ các nguồn khác chứ không phải của MH370. Ông nói thêm, tiếp xúc của một máy bay với đại dương cũng giống như một cú va đập vào bê tông.
"Nó sẽ để lại ít nhất một số mảnh vỡ trôi nổi, như trong trường hợp máy bay 447 của Air France", ông khẳng định.
Ngày 7/4, Chỉ huy Angus Houston của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm chung (JACC), người giám sát chiến dịch tìm kiếm MH370 trên không và trên biển, thông báo hai tín hiệu mới mà Ocean Shield tìm được là "manh mối hứa hẹn nhất" đến nay trong chiến dịch.
Kể từ đó tới nay, thêm một số tín hiệu nữa đã được phát hiện song không có dấu vết nào của mảnh vỡ máy bay.
Không đạt được bước tiến nào, quyền Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Hishammuddin Hussein thông báo tuần trước rằng, cuộc tìm kiếm có thể bước sang giai đoạn "tái tập hợp và xem xét lại".
Tâm trạng thất vọng ngày càng tăng đã khiến người thân của một hành khách MH370 gửi một email giận dữ nghi ngờ độ tin cậy của việc phân tích dữ liệu vệ tinh mà từ đó kết luận MH370 chấm dứt hành trình ở nam Ấn Độ Dương.
Sara Bacj, người có bạn là Philip Wood đi trên máy bay mất tích, đòi một lời giải thích vì sao lại tin vào phân tích của Inmarsat, một hãng vệ tinh Anh.
"Họ không cho biết tại sao họ lại chấp nhận một nguồn đơn lẻ (Inmarsat) dùng một phương pháp chưa từng thử trước kia như bằng chứng duy nhất, để kết luận máy bay đang ở dưới nước và tất cả mọi người đều đã chết", tờ Phố Wall trích dẫn email của Sara Bacj gửi tới báo chí.
Máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines chở 227 hành khách và 12 thành viên tổ lái mất tích sớm ngày 8/3 khi đang đi từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh. Chiến dịch tìm kiếm đã bước sang ngày thứ 46 và cơ quan điều phối tìm kiếm Australia vừa thông báo dừng các hoạt động tìm kiếm trong hôm nay vì thời tiết xấu.
Theo hãng tin Reuters, cơn bão nhiệt đới mang tên Jack đang tiến đến khu vực tìm kiếm máy bay, khiến cho biển động mạnh và tầm nhìn giảm.
Trong hôm qua, tàu lặn tối tân của hải quân Mỹ Bluefin-21 đã thực hiện lần tìm kiếm thứ 9 và dự kiến sẽ hoàn thành sứ mệnh vào ngày 23/4. Tuy đã rà quét trên một diện rộng song đến nay thiết bị trị giá 4 triệu USD này chưa phát hiện bất cứ dấu hiệu khả quan nào.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?