Thủ tướng Úc hôm qua cho biết hai vật thể mà nước này phát hiện bằng vệ tinh ở phía nam Ấn Độ Dương có thể liên quan đến chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines.
Bản đồ ba khu vực tìm kiếm của lực lượng Úc trong các ngày 18, 19 và 20-3 (ảnh lớn) - Ảnh vệ tinh vật thể nghi là mảnh vỡ 24m do AMSA cung cấp ngày 20/3 - Ảnh: Reuters |
Theo AFP, Cơ quan An toàn hàng hải Úc (AMSA) cho biết một trong hai vật thể trôi nổi trên mặt biển này khá lớn, có chiều dài chừng 24m. Mảnh còn lại nhỏ hơn, có chiều dài khoảng 5m.
Vị trí phát hiện các vật thể này cách thành phố Perth của Úc khoảng 2.500km về phía tây nam.
Nơi xa xôi hẻo lánh
Khu vực mà Úc dự kiến tìm kiếm ở nam Ấn Độ Dương, thuộc Naturalist, một vùng thềm lục địa rộng lớn với độ sâu khoảng 3.500m.
Khu vực này rộng khoảng 250km và dài khoảng 400km, xung quanh có độ sâu gần 5.000m. Đây được coi là một trong những khu vực xa xôi và hẻo lánh nhất trên thế giới. Úc đã cử ngay các tàu và máy bay ra khu vực trên để kiểm tra.
Thủ tướng Úc Tony Abbott, trong cuộc họp báo, tuyên bố các hình ảnh vừa công bố là “thông tin mới và đáng tin cậy” nhưng nhấn mạnh sự liên quan của nó với chiếc máy bay mất tích còn phải đợi xác nhận.
AMSA cho rằng hình ảnh các vật thể vừa phát hiện là “đầu mối tốt nhất” cho đến nay trong công tác tìm kiếm máy bay của Malaysia Airlines. Ông John Yong - quan chức của AMSA - xác nhận: “Chúng tôi cần phải tới đó tìm, nhìn thấy và đánh giá chúng”.
Các chuyên gia nhận định việc đích thân Thủ tướng Abbott công bố thông tin trên đã góp thêm sức nặng cho độ tin cậy của bức ảnh.
Tuy nhiên, cũng có chuyên gia nói nên cực kỳ thận trọng với thông tin này. “Nó là đầu mối tốt nhất bởi đến giờ này nó là đầu mối duy nhất” - ông David Kaminski-Morrow, biên tập tạp chí hàng không Flight International, nhận định.
Thời tiết xấu gây khó khăn
AFP dẫn lời Bộ trưởng quốc phòng Úc David Johnston cho biết các bức ảnh vệ tinh về hai vật thể được chụp từ hôm 16/3, nhưng đến hôm qua Úc mới công bố.
Điều này có nghĩa là hai vật thể này đã trôi tiếp thêm bốn ngày kể từ khi chúng được ghi hình, và sẽ khiến việc xác định vị trí, tiếp cận gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, Úc khẳng định sẽ xác thực thông tin sớm nhất có thể và cho biết thêm hiện chuyến bay đầu tiên ra khu vực kể trên đã không thể tìm vị trí vật thể bởi thời tiết xấu.
AMSA nói mây mù và mưa đã làm hạn chế tầm nhìn. Bộ trưởng Johnston nói công việc xác thực hai vật thể có thể mất 2-3 ngày.
Cũng hôm qua, một tàu Na Uy tên St. Petersburg đã tiếp cận khu vực nam Ấn Độ Dương mà phía Úc phát hiện hai vật thể. Công ty chủ tàu Hoeef Autoliners nói tàu đã đến địa điểm trên để tham gia tìm kiếm.
Tàu này đang trên đường từ Madagascar đến Melbourne (Úc) thì nhận được yêu cầu từ nhà chức trách Úc nhờ hỗ trợ điều tra hai vật thể. Đây cũng là tàu đầu tiên đến khu vực kể trên.
Chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines mang số hiệu MH370 khởi hành từ Kuala Lumpur (Malaysia) đi Bắc Kinh (Trung Quốc) đã biến mất khỏi màn hình rađa không lâu sau khi cất cánh hôm 8/3.
Hai hành lang hàng không tìm kiếm hiện tại là nam Ấn Độ Dương và khu vực trải dài từ Nam Á đến Trung Á.
Tuy nhiên, các nhà phân tích thiên về khu vực nam Ấn Độ Dương hơn bởi rất khó có khả năng một máy bay hành khách lớn như vậy bay qua nhiều nước ở Nam và Trung Á mà không bị phát hiện.
Hiện cảnh sát Malaysia đang nhờ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) phục hồi dữ liệu bị xóa trong hệ thống lái máy bay giả lập tại nhà cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, người lái chiếc máy bay mất tích.
Malaysia vẫn tìm kiếm ở các địa điểm khác Bộ trưởng quốc phòng và quyền bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cũng cho rằng bức ảnh về hai vật thể ở nam Ấn Độ Dương là “đầu mối đáng tin cậy”, nhưng ông cũng nói Malaysia cần xác nhận và chứng thực hình ảnh này. Theo Reuters, bất chấp thông tin về hai vật thể, Chính phủ Malaysia nói công việc tìm kiếm vẫn sẽ tiếp tục ở các địa điểm khác. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Có 1 người kiếm tiền nhiều hơn cả Elon Musk nhưng không lọt top 10 người giàu nhất thế giới, là ai?
- Nơi nào đón năm mới đầu tiên trên thế giới?
- Là báu vật có '1-0-2' trên đời, gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, không một ai dám trồng
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?