Một thời, người ta lấy đẳng cấp của "cầu thủ số 10" làm thước đo cho trình độ chung của các đội mạnh, hoặc ít ra thì đấy là thước đo cho cả hàng công. Trước đó, vị trí libero được xem là tối quan trọng.
ầu thủ đá cánh trái Iniesta là người chơi hay nhất của ĐT TBN tại EURO 2012 |
Gần đây, vai trò tiền vệ trung tâm được xem là có ý nghĩa quyết định trong bóng đá đỉnh cao. Nhưng tại EURO này, vị trí quan trọng nhất trên sân là tiền vệ cánh. Trong hầu hết các trường hợp, sự thành bại của toàn đội được quyết định bởi mức độ thành công của cầu thủ chạy cánh.
NHÌN VÀO ĐÔI CÁNH LUẬN ANH HÙNG
Vâng, bóng đá là môn thể thao đồng đội và không có cá nhân nào đủ sức quyết định toàn cục. Nhưng khó mà dùng cách nói quen thuộc ấy để bác bỏ giá trị quá lớn của Cristiano Ronaldo trong đội tuyển BĐN. Ở đây, chúng ta không nói về số bàn thắng cụ thể, mà là tầm ảnh hưởng lớn lao của Ronaldo trong lối chơi của BĐN. Ngoài Ronaldo - thường chơi ở vị trí tiền vệ/tiền đạo trái, còn có một ngôi sao nữa cũng rất "được việc" trong đội hình BĐN, đó chính là Nani bên cánh phải.
Tại EURO này, Xavi không còn là một chủ tướng thật sự ở khu giữa sân trong đội hình TBN nữa. Cầu thủ TBN hay nhất kỳ này là tiền vệ trái Andres Iniesta. CH Czech có Vaclav Pilar và Petr Jiracek nổi lên như các ngôi sao mới khá nhất trong nền bóng đá từng sản sinh Pavel Nedved. Cặp tiền vệ cánh này (Vilar bên trái, Jiracek bên phải) sở hữu toàn bộ số bàn thắng của Czech.
Petr Jiracek và Vaclav Pilar
Đấy là những trường hợp thành công. Ở khía cạnh ngược lại, khó mà tìm ra một ngôi sao nào gây thất vọng lớn hơn Arjen Robben trong đội Hà Lan. Robben vốn là một nửa của cặp "Robbery" khét tiếng ở CLB Bayern Munich. Anh chơi ở cánh phải.
Nửa còn lại của "Robbery" chính là Franck Ribery, ngôi sao chuyên đá ở cánh trái trong hàng công của Pháp, cũng là cầu thủ Pháp quan trọng nhất tại EURO này. Khi Pháp thành công thì Ribery là ngôi sao sáng nhất. Còn khi anh không phát huy trọn vẹn năng lực thì đoàn đội bế tắc. Đối trọng của Ribery trong đội hình Pháp là Samir Nasri bên cánh phải, cũng làm cho toàn đội thất bại vì thất bại của chính mình.
Cũng có thể nói như vậy về cặp cầu thủ chạy cánh trong đội tuyển Nga: thủ quân Andriy Arshavin và ngôi sao trẻ Alan Dzagoev. Họ chơi xuất sắc bao nhiêu trong trận ra quân thắng Czech 4-1, thì bỗng mờ nhạt bấy nhiêu ở 2 trận còn lại của vòng bảng. Đây đó, cũng có một vài "chủ tướng" không đá ở cánh. Steven Gerrard của Anh, Luka Modric của Croatia hoặc Andrea Pirlo của Italia đều chơi giữa sân. Đức thì quá đồng đều, hầu như không có ngôi sao nào một mình quyết định toàn cục. Những trường hợp này đều có chỗ tương đồng, chúng ta sẽ lần lượt bàn đến.
ĐỘI HÌNH 4-2-3-1 NẶNG Ở 2 CÁNH
Ngoài chuyện đá cánh, đâu là điểm chung giữa Ronaldo, Robben, Ribery, Arshavin, Dzagoev, Pilar, Jiracek? Điểm chung ấy chính là sơ đồ chiến thuật. Tất cả đều đứng trong đội hình 4-2-3-1 hoặc 4-3-3. Hai sơ đồ này thật ra chỉ là biến thể của nhau: đều có 2 tiền vệ trung tâm, đứng thấp hơn tiền vệ còn lại ở khu giữa sân, 2 tiền vệ/tiền đạo biên và 1 trung phong (với sơ đồ 4-3-3 thì 2 cầu thủ đá cánh được coi là tiền đạo, còn với 4-2-3-1 thì đấy là tiền vệ cánh).
Bây giờ, đội hình 4-2-3-1 đang là "mốt" của bóng đá đỉnh cao (phân nửa số đội tại EURO dùng sơ đồ này). Trong sơ đồ này, tiền đạo chỉ là "nghi binh", hoặc nếu là cây làm bàn thực thụ thì phải có khả năng độc lập tác chiến rất cao mới có thể thành công.
Tiền vệ biên mới chính là vai trò quyết định trong việc mở ra cơ hội ghi bàn. Tương tự là vai trò của tiền đạo cánh trong sơ đồ 4-3-3. Họ phải đột phá để khai thác khoảng trống giữa trung vệ và hậu vệ biên trong đội hình đối phương. Họ phải mở ra cơ hội ghi bàn từ sát đường biên, do khu giữa đã bị các hàng phòng ngự "đóng sập cửa".
Robben và Ibrahim Afellay
Chơi theo sơ đồ 4-2-3-1 hoặc 4-3-3 mà cầu thủ đá cánh không phát huy được tác dụng thì coi như bế tắc. Ngược lại, đội chơi 4-2-3-1 mà đã thành công thì dứt khoát cầu thủ đá cánh phải được ghi nhận công đầu. Vì cách chơi 4-2-3-1 và 4-3-3 quá phổ biến nên cầu thủ đá cánh bỗng trở thành những vai diễn chính tại EURO này, âu cũng là điều không lạ.
Vì sao Gerrard và Modric vẫn giữ vai trò quyết định trong đội bóng của họ? Quá đơn giản, Anh và Croatia đều trung thành với sơ đồ 4-4-2. Và các đội này đều sớm dừng bước vì những giới hạn rõ rệt về mặt chuyên môn (với đội tuyển Anh, vào được tứ kết đã là một thành công rồi). Vai trò của Pirlo trong việc mở ra cơ hội ghi bàn cho Italia thì không thật sự rõ ràng.
Mãi đến khi vào bán kết, Italia vẫn chỉ ghi được 1 bàn đáng kể vào lưới TBN. Còn lại là 2 bàn thắng không quá quan trọng vào lưới Ireland (khi ấy, Croatia mà hòa TBN thì Italia đã bị loại), và 1 bàn từ pha sút phạt trực tiếp của chính Pirlo.
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?