Xăng tăng giá chưa đầy 5 ngày mà một số mặt hàng thực phẩm, hàng ăn uống - những thứ không phụ thuộc trực tiếp vào giá xăng đã bắt đầu nhảy giá kiểu “té nước theo mưa”.
|
Một trong những mặt hàng “nhạy” với mức tăng của xăng nhất có lẽ phải kể đến là hàng thực phẩm ăn uống. “Tăng giá vì giá xăng tăng” đã trở thành điệp khúc khá quen thuộc. Nhưng lần này người tiêu dùng khá bất ngờ khi nhiều hàng ăn sáng “tăng vọt”.
Chị Nguyễn Thu Hoài, trú tại phố Hai Bà Trưng, Hà Nội bức xúc: “Cửa hàng phở bò ở giữa phố Quang Trung mấy hôm trước vẫn chỉ 25.000 đồng/bát. Thế mà, sau hôm xăng tăng giá, sáng 9/3, cửa hàng này đã nhanh chóng nâng giá lên 30.000 đồng/bát. Riêng phở gầu đã lên đến 35.000 đồng/bát.
Ngày 9/3, nhiều khách hàng quen thuộc của quán bún ốc trong ngõ gần chợ Bưởi, Thụy Khuê, Hà Nội cũng bất ngờ khi bà chủ quán tăng thêm 3.000đ/bát. Hàng bánh cuốn nóng ở phố Dã Tượng đã thông báo tăng giá vì “gas tăng cao quá, đun gas mà vẫn giữ giá cũ thì lời lãi không là bao”.
Chưa hết, ngay cả những hàng kinh doanh ăn uống nhỏ như quả trứng vịt lộn cũng được đà tăng giá từ 6.000 đồng lên 7.000 đồng. Ngay cả bát cháo lòng có giá 10.000 đồng hàng ngày giờ cũng đã lên 15.000 đồng”…
Hàng ăn uống tăng giá kiểu “té nước theo mưa”.
Không chỉ hàng ăn uống mà tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội, giá cả một số loại thực phẩm cũng đã bắt đầu rục rịch tăng giá… theo xăng. Chị Lan, kinh doanh rau tại chợ Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng cho hay: “Giá một số loại rau trái vụ như rau muống vẫn ở mức cao từ 15.000 đồng-17.000 đồng/mớ. Tôi cũng có nghe thấy các chủ buôn nói rằng xăng tăng giá, gas đã tăng giá thì kiểu gì giá thực phẩm cũng phải tăng lên. Tuy nhiên, giá nhích lên như thế nào còn tuỳ thuộc vào các chủ buôn”.
Đấy là ngoài thị trường tự do, còn hệ thống siêu thị thì sao? Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thì trong siêu thị bao giờ cũng có độ trễ, khoảng 15 hoặc 20 ngày nữa nhiều mặt hàng sẽ tăng giá và tăng như thế nào còn phụ thuộc vào nhà cung cấp. Từ cuối tháng 2 đến nay, mặt hàng sữa và mỹ phẩm đã tăng giá từ 5 đến 10%. Ngay khi xăng tăng, xe ôm cũng tăng giá thêm từ 1.000-2.000đ/km. Hàng hóa đang đứng ở mức giá cao, khiến cho sức mua của người tiêu dùng Hà Nội giảm xuống từ 6-7%.
Điều khiến người tiêu dùng bức xúc là giá xăng tăng một thì nhiều nhóm hàng hóa khác lấy cớ đẩy giá tăng lên gấp đôi. Nếu không có sự kiểm soát về giá, thì không chỉ lần tăng giá xăng, giá gas này mà tới đây là tăng lương thì người tiêu dùng lại phải đối mặt với một mặt bằng giá mới
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM