Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk ngày 24/10 cảnh báo Nga có thể phá hoại cuộc bầu cử quốc hội Ukraine.
![]() |
Ông Yatseniuk thị sát biên giới Ukraine-Nga |
Cuộc bầu cử được tiến hành khi tình hình miền đông chưa ổn định và các tranh chấp khí đốt với Nga chưa được giải quyết.
Theo một cuộc thăm dò ý kiến về kì bầu cử quốc hội đầu tiên sau khi lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych và thành lập một chính phủ mới thân phương Tây, kết quả dự kiến sẽ là lập được một khối liên minh chính trị hỗ trợ đương kim Tổng thống Poroshenko, và các lực lượng thân Nga bị giảm quyền lực.
Điều đó sẽ cung cấp cho ông Poroshenko động lực để tiến đến giải quyết tình hình chiến sự ở miền đông, quan hệ ngoại giao với Nga trong khi vẫn tiếp tục tiến về phía EU.
Phương Tây hậu thuẫn phong trào Maidan làm cuộc cách mạng tháng 2 lật đổ Yanukovych, Nhưng Moscow lại cho rằng cuộc lật đổ là đảo chính. Nga tiếp tục sát nhập Crimea và ủng hộ cuộc ly khai ở miền đông.
Chiến sự vẫn xảy ra ở miền đông bất chấp thỏa thuận ngừng bắn.
Ông Yatseniuk đã huy động toàn bộ lực lượng an ninh bảo vệ cuộc bỏ phiếu vào ngày cuối tuần nhằm ngăn chặn "hành động khủng bố" đang được thực hiện.
"Rõ ràng là họ cố gắng để gây mất ổn định tình hình và phía Nga tiếp tục gây kích động. Họ đã không thành công trong cuộc bầu cử tổng thống [tháng năm] ... nhưng kế hoạch của họ vẫn tiếp tục," ông nói trong một cuộc họp của lãnh đạo an ninh.
"Chúng tôi cần ... huy động đầy đủ hệ thống thực thi pháp luật để ngăn chặn vi phạm trong quá trình bầu cử và bất kỳ nỗ lực khủng bố trong cuộc bầu cử," ông Yatsenyuk nói.
Không có phản ứng chính thức từ phía Nga về các cáo buộc của ông Yatsenyuk.
Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich cho biết Nga hy vọng cuộc bầu cử sẽ được tổ chức phù hợp với "nguyên tắc và chuẩn mực dân chủ", và "một quá trình dần dần ổn định chính trị" của Ukraine, hãng tin RIA đưa tin.
Ông Lukashevich cho biết Nga sẽ tham gia giám sát cuộc bầu cử như là một phần của một sứ mệnh quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
"Thực tế, chúng ta đang ở trong một cuộc xâm lăng của Nga và trước mắt chúng ta có nhiều thách thức:. Tổ chức bầu cử quốc hội ... Sự lựa chọn của cử tri sẽ được thực hiện bởi các lá phiếu là biểu hiện của một nền dân chủ, " ông Yatsenyuk nói.
Tranh chấp khí đốt giữa Nga và Ukraine chưa chấm dứt là điều mà các nước trong EU đang quan tâm. Nhiều nước có được khí đốt của Nga thông qua đường ống đi ngang Ukraine có thể sẽ bị ảnh hưởng đến lượng khí đốt nhận được trong suốt mùa đông.
Hai nước đã thống nhất mức giá mới cho khí đốt của Nga là 385 USD cho một nghìn mét khối, nhưng vẫn chưa thống nhất khối lượng được cung cấp và mức độ nợ tiền khí đốt Ukraine trước đây, mà Moscow tính toán lên tới 4,6 tỉ USD.
Thời tiết vào ngày 26/10 dự kiến sẽ dưới 0 độ dẫn đến Ukraine phải bật các hệ thống sưởi trước 10 ngày. Tuy nhiên nguồn cung cấp than bị đình trệ vì chiến sự ở miền đông, nên ở Kiev đã bắt đầu xuất hiện máy sưởi bằng điện như là một nguồn thay thế cho việc sử dụng hệ thống sưởi bằng khí đốt trước đây.
Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov cho biết, 61.000 cảnh sát sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các điểm bỏ phiếu trên cả nước 46 triệu dân. Trong số đó, 4000 là thành viên của lực lượng đặc biệt những người có thể phản ứng nhanh chóng trước mọi mối đe dọa "khủng bố".
Vụ sáp nhập của Crimea có nghĩa là mất 12 chỗ từ quốc hội 450 ghế, và hành động ly khai ở Miền đông sẽ ngăn chặn bỏ phiếu ở ít nhất 14 huyện.
Phe ly khai nói rằng họ có kế hoạch tổ chức bầu cử vào ngày 2.11 trên lãnh thổ mà họ kiểm soát, để tiếp tục yêu cầu độc lập của họ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny


-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức
-
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất có thể gây sóng thần kinh hoàng, thổi bay 50% GDP, 298.000 người có thể thiệt mạng




-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất