Theo đánh giá của nhiều thí sinh, đề thi tốt nghiệp THPT môn sinh học năm nay không khó, bám sát chương trình và cân đối giữa hai phần lý thuyết và bài tập.
Thi tốt nghiệp THPT 2014: Đề môn sinh học không khó, thí sinh kết thúc kỳ thi nhẹ nhàng |
Đề thi không khó
Thí sinh Dương Đức Minh, trường Trung học phổ thông Việt Đức, tự tin cho biết: “Em làm bài khá tốt và dự đoán sẽ được từ 8-9 điểm.” Theo Minh, các câu hỏi của đề thi năm nay không khó, cấu trúc đề thi dàn đều tất cả các phần kiến thức cơ bản của chương trình học nên sẽ hạn chế được việc học tủ của thí sinh.
“Nếu nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa là có thể hoàn thành bài thi với mức điểm khá,” Minh nói.
Thí sinh này cho biết, đề thi năm nay không chia thành các phần riêng, chung như các năm trước nên tâm lý thí sinh cũng thoải mái hơn. Các câu hỏi không lắt léo, không mang tính đánh đố học sinh.
Chung nhận định với Minh, cô bạn cùng trường Phương Linh cho hay, xét tổng thể, đề thi không “khó nhằn”.
Tại Hội đồng thi trường Trung học phổ thông Trần Phú, một số thí sinh vẫn nán lại để bàn luận về kết quả bài thi. Theo đánh giá chung của các em, đề thi sinh học bám sát nội dung chương trình học, cấu trúc đề tập trung chủ yếu vào phần kiểu gen, kiểu hình, phép lai, đột biến và di truyền.
Quệt ngang giọt mồ hôi trên mặt, em Phạm Hoàng Nam, học sinh trường Trung học phổ thông Trần Phú bảo, đề thi trắc nghiệm có 40 câu với thời gian 60 phút làm bài là khá sát. Thí sinh phải tập trung và phân bổ hợp lý mới có thể hoàn thành trọn vẹn bài. Một số câu hỏi về tiến hóa, enzim, nhiễm sắc thể là phần thi giúp thí sinh tích lũy số điểm bởi câu hỏi chủ yếu là lý thuyết trong lớp 12 đã học. Ở câu bài tập, học sinh nắm chắc lý thuyết cũng có thể suy đoán ra được kết quả mà chưa cần vận dụng đến tính toán.
“Chỉ một câu hỏi thi đã bao hàm về đột biến gen, phép lai và tìm kiểu gen thì đòi hỏi thí sinh phải học thật chắc mới có thể làm được. Tuy nhiên, số lượng câu hỏi này không chiếm nhiều. Do đó, nếu thí sinh nắm vững kiến thức chung của môn thì có thể đạt trên điểm trung bình,” Nam cho hay.
Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Hà Đông, Hà Nội (Ảnh: Phạm Mai/Vietnam+)
Vẫn phân loại được học sinh
Nhận định đề thi cơ bản không khó nhưng theo các thí sinh, vẫn có những câu hỏi để phân loại thí sinh.
Theo Phạm Hoàng Nam, đề năm nay khó nhất là phần kiểu gen dù đã được các thầy cô ôn luyện cho các dạng đề thi trong trường trước kỳ thi. Tuy nhiên, Nam vẫn bỏ trống một số câu về nội dung này bởi quá khó.
Đây cũng là nhận xét của Phương Linh, học sinh trường Trung học phổ thông Việt Đức. Cô học trò này cho biết em gặp đôi chút khó khăn trong câu hỏi tính toán ở phần bài tập. “Đề thi có những câu hỏi phân hóa học sinh, tập trung ở phần xác định kiểu gen. Theo em nghĩ, những học sinh giỏi thực sự mới có thể làm được phần này,” Linh chia sẻ.
Cũng chung quan điểm đó, thí sinh Nguyễn Thị Hoài Phương, học sinh trường Trung học phổ thông Trần Phú khẳng định, môn sinh học năm nay sẽ ít người đạt được điểm cao tuyệt đối.
Đăng ký khối B để thi đại học, Hoài Phương học rất chắc môn sinh học. Do đó, em đã chọn môn này để thi đồng thời cũng là tập dượt trước để không khỏi bỡ ngỡ và làm quen với áp lực thi. Tuy nhiên, Hoài Phương bảo, đề thi năm nay khó hơn các năm trước, một số câu khó gần chạm tới độ khó của câu hỏi thi đại học.
Theo Hoài Phương, với đề thi sinh học này, thí sinh nào làm được đúng tới 80% đã là một sự thành công bởi thời gian làm bài quá ngắn, lại rơi vào thời điểm gần buổi trưa nên khá “oải”.
“Em làm được gần như hết bài nhưng một số câu vẫn chưa chắc chắn kết quả lắm. Em chỉ ước lượng được khoảng 8 điểm. Lát về nhà, em sẽ đối chiếu với kết quả giải đề của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tự chấm xem mình được bao nhiêu điểm,” Hoài Phương chia sẻ.
Sinh học là môn thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay. Như vậy, trải qua 5 buổi thi với 8 môn khác nhau, hơn 900.000 thí sinh trên cả nước đã hoàn tất kỳ thi quan trọng sau 12 năm đèn sách, kỳ thi để có thể cầm trong tay tấm bằng tú tài.
Rời trường thi, thí sinh nào cũng thở phào và hy vọng kết quả điểm số thật cao để làm nguồn động viên và tiếp thêm sức mạnh cho hành trang bước vào đợt thi đại học kế tiếp.
Đây cũng là “vũ môn” thứ nhất mà các em phải vượt qua trong năm học này, là điều kiện tiên quyết để có thể được tham gia kỳ “vượt vũ môn” thứ hai, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng sẽ diễn ra trong nửa đầu tháng 7 tới.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%