Akrit Jaswal là sinh viên trẻ tuổi nhất Ấn Độ. Anh đượ thế giới biết đến khi thực hiện thành công ca phẫu thuật tách ngón tay lúc 7 tuổi.
![]() |
Thần đồng y khoa nhỏ tuổi nhất thế giới |
Akrit Pran Jaswa sinh ngày 23/4/1993 tại Nurpur (Ấn Độ). Akrit được mệnh danh là thần đồng y khoa. Năm 7 tuổi, anh trực tiếp tiến hành ca phẫu thuật tách ngón tay cho bé gái 8 tuổi ngay tại nhà mình.
Akrit Jaswal, được mệnh danh là thần đồng y học nổi tiếng thế giới. (nguồn oprah)
Theo Wiki , Akrit được nhận vào đại học Punjab và trở thành sinh viên trẻ tuổi nhất tại Ấn Độ. Năm 12 tuổi, anh đến Anh để trao đổi với các nhà khoa học về những ý tưởng tinh giản hóa chương trình y học cơ bản cùng phương pháp chữa bệnh ung thư.
Trong cuộc kiểm tra về chỉ số IQ, Akrit đạt 146 điểm, vượt trội nhiều bộ óc vĩ đại của thế giới. Từ đó, thần đồng y khoa cũng được biết đến như một trong những người thông minh nhất thế giới.
Ca phẫu thuật từ năm 7 tuổi
Theo bà Raksha Kumari - mẹ của Akrit, thiên tài sinh năm 1993 biết đi từ rất sớm. Anh có thể nói khi mới 10 tháng tuổi và đọc viết thành thạo lúc lên 2.
Khác với những đứa trẻ đồng trang lứa, năm 4 tuổi Akrit nghiên cứu khoa học, đọc sách y học như Phương pháp gây mê, Bệnh ung thư… và nhiều chuyên đề khác liên quan đến ngành chữa bệnh cứu người. Bên cạnh đó, thần còn có sở thích đọc những tác phẩm kinh điển của nhà soạn kịch nổi tiếng thế giới Shakespeare.
Với khả năng thiên bẩm, lúc 6 tuổi, chàng trai người Ấn Độ được phép trực tiếp theo dõi và học hỏi các bước tiến hành phẫu thuật.
Theo Daily Mail, để Akrit có thể tập trung vào lĩnh vực y khoa, cha mẹ anh đã quyết định chuyển đến sống tại miền Bắc Ấn Độ. Anh không đến trường như những đứa trẻ khác, tự học dưới sự chỉ dẫn của bố mẹ. Họ cũng lập cho Akrit một phòng thí nghiệm nhỏ để anh có thể tự nghiên cứu.
Vào ngày 19/11/2000, khi mới 7 tuổi, anh thực hiện thành công ca phẫu thuật đầu tiên của cuộc đời. Bệnh nhân lúc ấy là bé gái 8 tuổi với những ngón tay dính chặt vào nhau do bị bỏng nặng.
Do gia đình cô bé có hoàn cảnh khó khăn, biết được khả năng chữa bệnh của Akrit nên cha mẹ bé đến nhờ cậu giúp đỡ. Clip ghi lại cuộc phẫu thuật này xuất hiện trên YouTube năm 2007.Akrit Jaswal cũng nhờ đó nhanh chóng được cả thế giới biết đến.
Akrit thực hiện thành công ca phẫu thuật tách ngón tay khi mới 7 tuổi. (Ảnh: Incrediblepeopleinspire)
Sinh viên trẻ tuổi nhất Ấn Độ
Nhờ tài năng và sự thành công, năm 11 tuổi, Akrit Jaswal được nhận vào đại học Punjab (Ấn Độ). Một năm sau, Akrit được mời đến London (Anh) để trao đổi với các nhà khoa học. Tại đây, anh mạnh dạn tiết lộ phương pháp chữa trị ung thư mới.
Chàng trai sinh năm 1993 chia sẻ: “Phương pháp này có tên gọi “liệu pháp gen miệng”. Nó có khả năng chữa ung thư. Dù thất bại nhưng tôi vẫn sẽ cố gắng".
“8 tuổi, tôi bắt đầu nghiên cứu ung thư bằng cách đọc sách và tìm hiểu trên internet. Phương pháp chữa bệnh tôi đưa ra nhằm mục đích biến đổi gen gây ung thư bằng cách kích hoạt các enzim hoặc chữa trực tiếp bằng thuốc genotoxic" - Akrit nói thêm.
Chàng trai người Ấn Độ được các chuyên gia y khoa công nhận. (Ảnh: All that is interesting)
Theo Mymultiplesclerosis, giáo sư Mustafa Djamgoz khi đó nhận xét: “Không còn nghi ngờ gì, cậu ấy là một thiên tài. Akrit biết rõ những kiến thức mình có và rất tâm huyết tìm cách chữa trị ung thư. Về lý thuyết, phương pháp này có thể có hiệu quả. Tuy nhiên, sẽ vội vàng nếu cho rằng Akrit đã thành công”.
Thiên tài người Ấn Độ cho hay, anh từng thấy nhiều bệnh nhân ung thư nằm bên đường vì không có tiền chữa bệnh. Cảm giác đau lòng đã biến thành động lực, giúp anh không ngừng chăm chỉ học hỏi, nghiên cứu. "Tôi muốn dùng khả năng thiên bẩm của mình để cứu những bệnh nhân ung thư khỏi nỗi đau về thể xác và tinh thần" - anh nói.
Akrit hiện có thể nói 4 thứ tiếng và đã hoàn tất khóa học thạc sĩ về chương trình hóa học ứng dụng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!


-
Ngành nghề siêu hot với mức lương lên tới 100 triệu đồng/tháng, Việt Nam đang 'khát' nhân lực
-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'