Khi những kẻ khủng bố muốn che giấu hành tung của mình trên mạng Internet, Telegram được xem là ứng dụng nhắn tin an toàn nhất.
Tại sao IS chọn Telegram làm kênh phát ngôn chính thức? |
Cái tên Telegram được nhắc đến nhiều trong thời gian qua như một kênh phát ngôn chính thức của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS. Đây là nơi IS đứng ra nhận trách nhiệm cho vụ tấn công khủng bố tại Paris. Trước đó, IS cũng dùng Telegram để nhận trách nhiệm vụ bắn rơi máy bay Nga hôm 31/10.
Tại sao ứng dụng nhắn tin này lại được các phần tử khủng bố như IS lựa chọn? Theo Laith Alkhouri - Giám đốc nghiên cứu của Flashpoint Global Partners, Telegram được xem là phát hiện mới của những kẻ khủng bố.
Đại diện Telegram cho biết, mục tiêu hoạt động của họ không phải vì tiền. Khi hết tiền để vận hành, họ sẽ nhờ người dùng quyên góp
Ứng dụng mới nổi này cung cấp 2 tầng mã hoá thông tin, được coi là "nhanh và an toàn hơn nhiều" so với các đối thủ như WhatsApp.
Theo Alkhouri, kênh thông tin của IS trên Telegram phát đi khoảng 10 - 20 thông báo và video mỗi ngày. Một vài nhóm khủng bố sử dụng Telegram để gây quỹ. Trên một vài kênh của các nhóm khủng bố, người dùng được yêu cầu quyên góp tiền.
Người dùng cũng có thể gửi tin nhắn bảo mật đến bạn bè hoặc gửi file, hình ảnh. Telegram còn cho phép người dùng tạo nhóm chat tối đa 200 thành viên với tuỳ chọn "chat bảo mật đặc biệt", nơi tin nhắn, ảnh, video có khả năng tự huỷ.
Ứng dụng này bắt đầu nổi danh từ 2/2014 - khi WhatsApp "chết" tạm thời trong 4 tiếng đồng hồ. Phần mềm hiện truyền đi hơn 12 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Telegram ra mắt năm 2013 bởi 2 anh em Nikolai và Pavel Durov - người được gọi là Mark Zuckerberg của nước Nga. Pavel Durov là người sáng lập ra mạng xã hội nổi tiếng của Nga là Vkontakte. Ông này chạy trốn khỏi Nga sau khi từ chối bàn giao dữ liệu người dùng cho chính phủ, theo thông tin từ New York Times.
Trang FAQ của Telegram cho biết, lợi nhuận chưa bao giờ là mục tiêu của công ty này. Công ty cho biết, họ có "khá nhiều tiền ở thời điểm này".
Telegram ra đời do chủ nhân của nó muốn làm điều khác biệt so với các mạng xã hội phổ biến: "Những công ty Internet lớn như Facebook hay Google đã cướp đi quyền riêng tư của người dùng trong những năm qua", trang FAQ của Telegram ghi rõ. Durov từng sẵn sàng trả 200.000 USD cho bất cứ ai tìm ra bất cứ lỗi bảo mật nào hồi năm 2014.
Tuy nhiên, sau khi vụ khủng bố Paris diễn ra, liên tục có những màn tranh luận về việc, bảo mật cao - ngay cả với chính phủ - liệu có thực sự tốt. "Mã hoá là một trong nhiều cách mà kẻ thù - cho dù đó là một tên tội phạm, khủng bố, một quốc gia bất hảo - sử dụng để che giấu các hoạt động của họ", cựu Phó Giám đốc NSA Chris Inglis chia sẻ trên CNN.
Trong khi đó, Pavel Durov - người sáng lập ra Telegram không nhận trách nhiệm về mình trong việc IS chọn nền tảng của họ làm nơi phát ngôn. Trong bài chia sẻ trên Instagram hôm 17/9, ông cho biết: "Tôi cảm thông với những người đã mất tại thành phố xinh đẹp nhất thế giới. Nhưng tôi nghĩ, chính phủ Pháp phải chịu trách nhiệm không kém IS cho điều này bởi chính sách và sự bất cẩn của họ đã dẫn đến bi kịch này".
Telegram đã khoá 78 kênh được cho liên quan đến IS
Trên thực tế, Telegram cũng đang nỗ lực triệt hạ các kênh được IS sử dụng. Cụ thể, họ đã khoá 78 kênh được cho là có liên quan đến các hoạt động của IS trong tuần vừa qua. Công ty cũng cho biết, họ sẽ sớm tung bản cập nhật, cho phép người dùng cảnh báo những nội dung "có mục đích xấu".
Chia sẻ với Mashable, Durov cho biết, mặc dù công ty đang cố gắng loại bỏ các kênh truyền thông của IS, họ vẫn không thay đổi tính năng trò chuyện riêng tư. "Công nghệ có thể trở lên nguy hiểm khi đặt nhầm chỗ. Đáng tiếc là nó đúng với hầu hết các phát minh công nghệ lớn trong lịch sử", ông này cho hay.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Vạch trần chiêu trò lừa đảo lấy sạch tiền trong tài khoản chỉ với cuộc điện thoại, ai cũng cần lưu tâm
- Các dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đang bị theo dõi
- 5 cách khôi phục tin nhắn Zalo bị xóa chỉ trong một nốt nhạc
- Kiệt tác sáng tạo của Audi: Q5 thế hệ mới ra mắt ấn tượng tại Paris Motor Show, dẫn đầu xu hướng thiết kế
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?