Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí bảo trì đường bộ và hạn chế phương tiện, nhiều ý kiến phản hồi về vấn đề này.
|
Một số ý kiến ủng hộ đề xuất thu phí của Bộ Giao thông Vận tải.
Chia sẻ
“Đi xe thì muốn đường tốt, cả năm đóng phí bằng một con gà luộc thì kêu là sao. Người công nhân sửa đường, làm việc ở mọi cung đường miền núi miền xuôi, giữa trời nắng, mưa, cả tháng chỉ nhận lương hơn 2 triệu mà họ cũng đóng phí đấy các vị ạ” – Một đọc giả giấu tên nêu quan điểm về đề xuất thu phí bảo trì đường bộ của Bộ GTVT.
Bạn đọc Thu Nguyên cho rằng, có thể thu phí, nhưng “mức thu, phương thức thu... thì phải nghiên cứu thấu đáo, nếu làm ẩu, thiển cận, thiếu tôn trọng nhân dân thì mục đích của việc thu phí cần xét lại”.
Cùng quan điểm với Thu Nguyên, bạn Thanh Bình cho biết, thu phí là đúng. “Việc phương tiện giao thông đi vào thành phố nhiều, gây ách tắc giao thông, cần phải đánh thuế, phí. Tuy nhiên, nên lập trạm thu theo từng thành phố, từng thời điểm.”
“Chỉ nên thu những phương tiện sử dụng đường của thành phố thôi. Còn không nên đánh thuế tất cả phương tiện. Ngoài ra còn đánh thuế cả những gia đình sống trong thành phố nữa vì họ sử dụng đường nhựa nhiều hơn nông dân ở nông thôn” – Bạn đọc tên Bình nêu quan điểm.
Nối tiếp ý kiến ở trên, bạn Thu Nguyên cho rằng, nếu mức thu theo như Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, sẽ tạo ra những hệ lụy to lớn về kinh tế, xã hội...
Nhận xét về vị tư lệnh của Bộ GTVT, bạn đọc Trần Ngọc Hùng nêu quan điểm: “Tôi rất thích cách trả lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Rất ngắn gọn, mạch lạc, giản dị, dễ hiểu, thái độ dứt khoát. Tôi tin là ông sẽ được nhân dân đồng tình, ủng hộ.”
Cũng đặt niềm tin vào bộ trưởng Thăng, tuy nhiên, bạn đọc Thương Giang cho rằng, Bộ trưởng Thăng đang “quá sức”: “... Có lẽ, trọng trách đã hơi quá sức ông!”
Phản biện
Liên quan đến việc Bộ trưởng Thăng cho rằng, báo chí chỉ tập trung hỏi ý kiến những người phải trực tiếp nộp phí (những người có ô tô, xe máy, ở thành phố - PV) mà chưa hỏi người nông dân, nhiều ý kiến cho rằng, cuộc sống của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hai loại phí mà Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất.
Phần lớn người dân đều cho rằng, việc thu phí là không hợp lý.
“Việc thu phí không chỉ tác động đến 600.000 người như Bộ trưởng nói, mà nó ảnh hưởng đến 90 triệu dân. Bộ trưởng nói, nhà báo chưa phỏng vấn người nông dân. Tôi dám khẳng định, nếu phỏng vấn, 99% người dân không đồng tình thu phí, nhất là ở thời điểm hiện nay.” – Bạn đọc Nguyễn Bình viết.
Độc giả này cũng phân tích thêm, như lời bộ trưởng nói, những người có ô tô là đỡ nghèo hơn người có ô tô, đấy chỉ là sự suy đoán của Bộ trưởng. Không hẳn những người có ô tô đã hơn những người không có ô tô. Nó phụ thuộc vào tính chất công việc. “Bộ trưởng đi sát thực tế thì mới biết được” – Anh Bình viết.
Một bạn đọc tên Luân cũng gửi phản hồi đến tòa soạn: “Tôi là nông dân nghèo”.
Bạn đọc này lập luận, lâu lâu cũng phải thuê xe đi đây đó, thăm bà con xa hay đưa cha mẹ già đi khám bệnh.
“Nếu thu phí, tất cả các phí đó sẽ tính vào tiền thuê xe, giá thuê tăng lên thì cuối cùng những người dân nghèo như chúng tôi cũng phải gánh tất cả” – Anh Luân viết.
Anh Luân cũng phân tích, nếu hệ thống giao thông công cộng khá hơn, đời sống kinh tế tốt hơn, sản phẩm nông nghiệp giá ổn định hơn thì dù không có ô tô, chúng tôi cũng sẵn sàng đóng góp vì tương lai của đất nước.
Nói về phương tiện giao thông công cộng, bạn đọc An Minh đặt câu hỏi: “Thế Bộ đã bao giờ tổng kết mật độ các hãng taxi được cấp phép ở những thành phố lớn chưa? Đã quản lý được tệ nạn chưa?”.
Nhiều người cũng vẫn băn khoăn sự “công bằng” trong đề xuất của bộ GTVT. Bộ trưởng đưa ra con số tính toán tiền thu phí thật hấp dẫn, còn cho rằng tiền này dùng xây dựng cơ sở hạ tầng... nhưng sao lại chi thu ô tô cá nhân, những người này đa phần mua xe từ lâu, đâu phải mới mà gây tắc nghẽn giao thông. Và, hãy thử đánh giá xe công, năm nào cũng mua, thay xe mới số lượng... Đề nghị Bộ trưởng điều tra thử xem có gây ách tắc không?
“Đã hạn chế xe thông qua thu phí thì phải đóng tất, xe công, xe vận tải, xe ben... Những phương tiện lớn này còn góp phần vào việc làm đường nhanh hư hơn, tại sao cứ đè xe cá nhân mà bắt đóng. Rồi còn sáng kiến đóng theo dung tích xy lanh, nếu đã tắc nghẽn thì đóng theo diện tích chiếm chỗ của xe chứ...” – Bạn đọc Lê Long nêu quan điểm.
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng
- Khúc gỗ siêu quý hiếm ở Việt Nam có giá 10 tỷ, niên đại 5.000 năm tuổi, tỷ phú đô la cũng chưa chắc mua được
- Nhà tiên tri mù Baba Vanga dự đoán “thảm họa hủy diệt thế giới” vào năm 2025, giống dự đoán của bậc thầy chiêm tinh người Pháp