'Cảnh vật xung quanh chúng tôi lúc đó không có gì ngoài tuyết và sao trên bầu trời', một trong 16 người sống sót sau tai nạn máy bay của Không quân Uruguay năm 1972 nói.
Sống sót 72 ngày sau thảm họa máy bay |
Ngày 12/10/1972, chuyến bay mang số hiệu 571 của Không quân Uruguay chở theo 45 người thực hiện hành trình từ sân bay quốc tế Carrasco (Uruguay) tới thành phố Santiago (Chile).Tuy nhiên, do thời tiết xấu, chuyến bay đã phải dừng lại tại Mendoza, một thành phố của Argentina. Những vị khách trên máy bay là các cầu thủ trẻ trong đội bóng bầu dục của Trường Stella Maris cùng bạn bè và gia đình của họ.
hững vị khách trên máy bay là các cầu thủ trẻ trong đội bóng bầu dục của Trường Stella Maris.
Vào chiều ngày hôm sau, phi cơ tiếp tục hành trình. Khi bay qua dãy núi Andes, chiếc Fairchild đã đâm vào một đỉnh núi. Theo Daily Mail, 18 nạn nhân thiệt mạng do chấn thương quá nặng. Nhiều người bị thương do những va chạm trong lúcmáy bay rơi.
Mới đầu, những người còn sống cố gắng sử dụng radio trong buồng lái để phát tín hiệu kêu cứu. Tuy nhiên, thiết bị này không thể hoạt động do không có điện. Họ quyết định tìm bộ pin ở đuôi phi cơ với hy vọng, thứ này có thể giúp họ. Vận may đã không tới bởi họ không thể sửa nó.
27 người còn lại phải cố gắng đấu tranh sinh tồn với số thức ăn ít ỏi và trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ở độ cao hơn 3.600 m. Bác sĩ Roberto Canessa, khi đó là một cậu sinh viên y khoa 19 tuổi, cho biết: "Cảnh vật xung quanh chúng tôi lúc đó chả có gì ngoài tuyết và những ngôi sao trên bầu trời. Nơi đó không thuộc về con người".
Nguồn thức ăn nhanh chóng cạn kiệt. Các chàng trai trẻ cố gắng tìm những vật liệu bằng da bên trong chiếc máy bay gặp nạn để lót dạ. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không giúp họ được bao lâu. Cuối cùng, họ đành phải sử dụng đến những phần thi thể của những người đã thiệt mạng.
"Trong con mắt của xã hội văn minh, đó là một quyết định kinh tởm. Đa số những người thiệt mạng là bạn bè và người thân của chúng tôi. Nhưng sau đó, tôi nghĩ tới mẹ. Tôi muốn trở về và gặp lại bà", bác sĩ Canessa nói.
Đội cứu hộ tìm thấy những người còn sống trên dãy núi Andes sau khi nhận được tin. Ảnh: Corbis
Vào ngày thứ 11, các chàng trai tìm thấy một đài bán dẫn nhỏ trên máy bay và nghe được thông tin rằng việc tìm kiếm chuyến bay mang số hiệu 571 của Không quân Uruguay sẽ kết thúc. Không khí thất vọng bao trùm.
Bi kịch tiếp tục xảy ra vào hôm 29/10, tức ngày thứ 17. Một trận lở tuyết đã xảy ra và chôn vùi những người còn sống sót. 8 người nữa thiệt mạng. Phải 3 ngày sau, 19 người còn lại mới thoát được ra khỏi lớp tuyết dày.
Những người yếu và bị thương cũng dần qua đời sau một thời gian. 16/45 người còn sống sót.
Vào ngày thứ 61, những người còn sống cử ra 3 người khỏe mạnh nhất trong số họ, là Parrado, Canessa và Vizintin, đi tìm sự trợ giúp. Tuy nhiên, cuối cùng, chỉ Parrado và Canessa có thể tiếp tục hành trình.
Sau nhiều ngày đi bộ qua cánh đồng băng vĩnh cửu dọc dãy Andes, hai chàng trai đã tìm thấy những dấu hiệu chứng tỏ sự hiện diện của con người. Hôm 22 và 23/12/1972, đội cứu hộ đã tới khu vực chiếc máy bay rơi và cứu được toàn bộ 14 người còn lại.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?