Khu rừng hoá thạch ở khu vực Đảo Bylot (Canada) có từ cách đây hơn 2,5 triệu năm có thể sống lại nhờ khí hậu ấm lên, các nhà nghiên cứu cho biết.
Đảo Bylot ở khu vực Bắc cực thuộc Canada một thời từng có rừng phát triển xanh tốt. |
Tất nhiên, khu rừng thời tiền sử sẽ không trỗi dậy trong một sớm một chiều, Alexandre Guertin-Pasquier ở ĐH Montreal, người sẽ trình bày nghiên cứu của mình tại Hội nghị Thời tiền sử ở Toronto trong tuần này, cho biết.
Theo ông, những dự báo về khí hậu cho thấy đến năm 2100, khu vực Đảo Bylot (Canada) không có người sinh sống hiện nay và cũng là nơi phát hiện một khu rừng hoá thạch sẽ có nền nhiệt độ tương tự như ở những nơi cây cối phát triển khác.
Rừng hoá thạch ở Đảo Bylot trông giống như những khu rừng từng được tìm thấy ở khu vực nam Alaska ngày nay, nơi có những hàng cây phương bắc mọc gần rìa các tảng băng, Guertin-Pasquier cho biết.
“Sự đa dạng sinh học ở hai nơi đó cũng tương đồng nhau, đều có cây liễu, cây thông và cây vân sam”, Guertin-Pasquier nói.
Guertin-Pasquier và các đồng nghiệp phân tích những mẫu gỗ được bảo quản trong các tảng than bùn và tầng băng vĩnh cửu. Họ nỗ lực tìm kiếm phấn hoa để biết loại cây phát triển mạnh vào thời gian đó.
Để xác định thời gian cây cối phát triển, các nhà nghiên cứu phân tích mẫu trầm tích từ thời kỳ có rừng. Họ tìm kiếm những hạt nam châm trong đất, đặc biệt là quặng sắt.
Trải qua quá trình lịch sử của hành tinh, hướng từ trường của hai cực trái đất thay đổi nhiều lần. Những hạt nam châm sắp xếp theo hướng từ trường của trái đất, nên các nhà khoa học có thể dựa vào đó để xác định thời đại của các lớp trầm tích.
Nhờ đó, họ ước tính thời gian khu rừng phát triển mạnh nhất là cách đây 2,6 – 3 triệu năm.
Từ các mẫu phấn hoa, các nhà khoa học biết rằng cây trong khu rừng cổ sinh sôi trên nền nhiệt độ 0 độ C. Hiện nay, nhiệt độ ở Đảo Bylot là khoảng -15 độ C.
Những cây hoá thạch có tuổi đời tương tự như trên đảo Bylot cũng được tìm thấy ở khu vực Bắc cực thuộc Canada, nơi những “cây xác ướp” được tìm thấy trong thời kỳ băng ở đây tan chảy. Những cây khẳng khiu “xác ướp” mang nhiều dấu hiệu chúng bị nhiều áp lực, có thể do khí hậu thay đổi hoặc tình trạng thiếu ánh sáng theo mùa.
Trúc Quỳnh
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%