Là học sinh xuất sắc của trường, từng sang Pháp dự hội thảo, Phan Thị Minh Nhân xúc động mạnh khi biết tin đậu thủ khoa khối D3 Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Run bần bật khi biết tin đậu thủ khoa Ngoại thương Hà Nội |
Phan Thị Minh Nhân (Lớp 12 chuyên Pháp, trường THPT Chuyên Hà tĩnh) kể rằng em run bần bật khi được bạn báo tin trở thành thủ khoa khối D3 của Đại học Ngoại thương với số điểm 25,75 (Toán: 7.5, Văn: 8.5, Tiếng Pháp: 9.75). "Khi đi thi về, em chấm được khoảng 24 điểm. Khi biết kết quả, em rất bất ngờ, tay cầm điện thoại mà run mạnh", Nhân nói.
Trong 3 năm học phổ thông, Phan Thị Minh Nhân (trái) từng đoạt giải nhất học sinh giỏi tỉnh Hà Tĩnh môn tiếng Pháp. Năm lớp 12, cô học trò này đoạt giải 3 Quốc gia và được tuyển thẳng vào Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội chuyên ngành Sư phạm Tiếng Pháp. Tuy nhiên, em vẫn dự thi ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại thương Hà Nội để thử sức mình.
Nhà có hai chị em, Nhân là con út, ngoài việc học, hàng ngày cô trò nhỏ thường phụ giúp bố mẹ làm đá lạnh.
Mong muốn sau này sẽ được du học tại Pháp, khám phá nền văn hóa và con người của đất nước hình lục lăng, hàng ngày Nhân thường vào các website tiếng Pháp để xem. Em từng là đại diện duy nhất của lớp tham gia khóa đào tạo ngắn hạn (3 tuần) tại vùng Bretagne của Pháp trong chương trình trao đổi học sinh các trường tại khu vực Nghệ An và Hà Tĩnh. Theo cô, nước Pháp có kiến trúc cổ kính, lạ, phong cảnh đều như tranh vẽ. “Nhiều lần được sang Pháp chơi, em thấy môi trường của họ thân thiện, các trang thiết bị hiện đại. Em thích nhất trượt tuyết ở xứ sở này”, Nhân cười bẽn lẽn. Những dịp được sang Pháp, Nhân luôn mang theo hình Bác Hồ và những bức tranh về các danh lam thắng cảnh của Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế.
"Nhân là học sinh giỏi của trường, tính cách vui vẻ, hòa đồng. Em có một trí nhớ cực tốt, cách học tiếng Pháp rất bài bản. Nhân “chậm mà chắc”, không học vội vã. Những kiến thức tích lũy được em phát triển nó lên một tầm cao mới", cô Nguyễn Thị Kiều Linh, giáo viên chủ nhiệm của Nhân cho biết.
Mẹ của Nhân, chị Nguyễn Thị Hương (46 tuổi, bên phải) rất tự hào về con gái. Dù Nhân được tuyển thẳng vào đại học nhưng khi em quyết định đi thi Ngoại thương, gia đình vẫn lo lắng bởi vì mỗi cuộc thi đều là một thử thách lớn.
Bí kíp học tiếng Pháp của Nhân là chăm nghe, hỏi, làm bài tập. Để dễ tiếp cận, cô chia ra nhiều khoảng thời gian nghe nói đọc viết. Tải bài trên mạn, nghe vào sáng sớm, phải cố gắng nghe lại thật nhanh rồi ghi ra giấy. Sau đó xem lại từ rồi gắn vào từng câu trong đoạn hội thoại cho dễ nhớ. Phần nói thì nhìn vào gương, ghi âm vào máy để nghe.
Mỗi khi căng thẳng, Nhân thường nghe nhạc Pháp để giải tỏa tâm trạng. Thần tượng của em là Nick Vujicic. Cô thủ khoa cho biết ý chí, nghị lực, tinh thần lạc quan vượt lên hoàn cảnh của Nick luôn thôi thúc em phải cố gắng nhiều hơn nữa.
Minh Nhân đang băn khoăn về quyết định lựa chọn ngôi trường đại học. Bố mẹ và mọi người khuyến khích em theo học ngành Kinh tế đối ngoại của ĐH Ngoại thương nhưng “máu” sư phạm vẫn sục sôi trong người cô học trò nhỏ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%