Ngày 17/3/2013 là một ngày đặc biệt cát tường và ý nghĩa đối với Công ty TNHH Văn hóa Truyền thông Drukpa Việt Nam.
|
Ngày 17/3/2013 là một ngày đặc biệt cát tường và ý nghĩa đối với Công ty TNHH Văn hóa Truyền thông Drukpa Việt Nam. Sau gần một năm vận hành với tư cách pháp nhân độc lập, chúng tôi hiện diện và khai trương trụ sở Công ty Văn hóa Truyền thông Drukpa - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh tại địa chỉ 90 C Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, Công ty trân trọng ra mắt bạn đọc TỦ SÁCH PHẬT GIÁO KIM CƯƠNG THỪA nhằm chia sẻ kho tàng Tri thức Phật pháp giàu ý nghĩa giá trị - chuyển tải thông điệp tâm linh và cả những triết lý nhân sinh cao đẹp.
- VỀ TỦ SÁCH PHẬT GIÁO KIM CƯƠNG THỪA
Tủ sách Phật giáo Kim Cương thừa với gần 50 ấn phẩm hướng đến mọi đối tượng độc giả. Từ các tác phẩm có tính chất giáo lý cao như Thực hành Bản tôn Chân ngôn Trí tuệ trong Kim Cương thừa hay Bardo-Bí mật nghệ thuật sinh tử; Các ấn phẩm có tính chất phổ thông dễ tiếp cận học hiểu đối với đại chúng như Mandala - Sự hợp nhất của Từ bi Trí tuệ, Hành trình tâm linh siêu việt, Giác ngộ mỗi ngày, Nghệ thuật sống an lạc, Tam Thừa Phật giáo truyền thừa tinh túy đến các ấn phẩm mang tính chất văn hóa, nghệ thuật như Nghệ thuật Mật giáo,… Tủ sách là pho tri thức quý giá giúp hé mở, luận giải và đưa ra những giải pháp tích cực trước những vấn đề và khó khăn chướng ngại của đời sống thực tại - những “hỉ nộ ái ố” mà mỗi chúng ta vẫn đối diện thường ngày trên con đường kiếm tìm, tạo dựng hạnh phúc.
Trong lĩnh vực nghệ thuật, sắp tới Công ty Văn hóa Truyền thông Drukpa Việt nam sẽ phát hành những sản phẩm khác như: Tranh họa Thangka làm bằng chất liệu đá quý, các Pháp khí Kim Cương Thừa, các sản phẩm văn hóa khế hợp giữa truyền thống Kim Cương thừa với các nét độc đáo văn hóa Việt thông bàn tay của những người thợ thủ công tài hoa quê nhà.… nhằm trợ duyên cho những hành giả thực hành Phật pháp cũng như làm giàu đẹp thêm văn hóa và truyền thống mỹ thuật Việt Nam.
- VỀ CÔNG TY VĂN HOÁ & TRUYỀN THÔNG DRUKPA VIỆT NAM
Websize: www.drukpavietnampublication.vn
Email: publication@drukpavietnam.org
Công ty chúng tôi là đại diện duy nhất của Trung tâm Drukpa Việt Nam (thuộc Truyền thừa Drukpa - Truyền thống Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa, Ấn Độ) hoạt động trong các lĩnh vực: Văn hóa nghệ thuật, kiến trúc điêu khắc, phát hành băng đĩa, ấn phẩm kinh sách, luận giảng Phật pháp và nghi quỹ hành trì Kim Cương Thừa. Với hàng chục đầu sách đã phát hành và các dự án văn hoá, nghệ thuật đang được triển khai, hoạt động của Drukpa Việt Nam không hướng tới mục tiêu lợi nhuận mà chỉ với mong nguyện duy nhất có thể chuyển tải kho tàng kiến thức, văn hóa Kim Cương Thừa, đặc biệt là Truyền Thừa 1000 năm Drukpa tới đông đảo thiện hữu tri thức Việt Nam.
- VỀ TRUYỀN THỪA DRUKPA
Truyền thừa Drukpa thuộc truyền thống Phật giáo Đại thừa - Kim Cương Thừa có lịch sử khởi nguồn cách đây gần 1.000 năm từ Đức Naropa, một trong 84 Đại Thành tựu giả Ấn Độ. Bậc sáng lập Truyền thừa, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa được kính ngưỡng rộng khắp là hiện thân của Đức Quan Âm và là hóa thân chuyển thế của Đức Naropa quay trở lại nhân gian để phổ độ chúng sinh. Truyền thừa giác ngộ của Ngài bắt nguồn từ Đức Phật Kim Cương Trì và được tiếp nối qua các Đại Thượng sư là các Ngài Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechungpa, Phagmo Drupa và Lingchen Repa cho tới Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa.
Truyền thừa Drukpa nổi tiếng với sự thanh tịnh, đức chân tu khổ hạnh cùng những pháp tu trì thâm diệu thành tựu Phật quả ngay trong một đời như “Sáu Pháp Yoga của Naropa”, giáo pháp khẩu truyền tâm yếu “Đại Thủ Ấn”, những giáo pháp thiền định đặc biệt như “Sáu Pháp Vị Bình Đẳng”, “Bảy Pháp Duyên Khởi”. Qua vô số công hạnh lợi tha từ di sản 1.000 năm, các bậc Thượng sư giác ngộ của Truyền thừa Drukpa luôn hướng cuộc đời mình vì một cuộc sống an bình, từ bi và trí tuệ cho tất cả chúng sinh.
Vào thời của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I Tsangpa Gyare, bốn nghìn đệ tử của Ngài đạt được giác ngộ đã đem lại lợi ích cho vô số chúng sinh, nhờ đó Truyền thừa phát triển mạnh tại các quốc gia vùng Hymalaya như Nepal, Ladakh, Ấn Độ… và là quốc giáo của Bhutan. Đến ngày nay, tầm ảnh hưởng của Truyền thừa vẫn còn rộng khắp với hệ thống hàng trăm tự viện trên dãy Hymalaya và hàng chục trung tâm trên toàn thế giới. Ngạn ngữ dân gian vùng núi tuyết còn lưu truyền câu kệ sau:
“Một nửa người dân là đệ tử Truyền thừa Drukpa,
Một nửa đệ tử Truyền thừa Drukpa là hành giả Yogi,
Một nửa hành giả Yogi là Đại Thành tựu giả”
Truyền thừa Drukpa được hoằng truyền vào nước ta từ năm 1992 nương công đức của cố Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ chùa Hương, với tâm nguyện đem sự thực hành của truyền thống Kim Cương thừa góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Việt Nam vì lợi ích người dân trong nước.
|
rukpa Việt Nam là trung tâm Phật Giáo không vì mục đích lợi nhuận, thuộc Truyền thừa Phật giáo Đại Thừa - Kim Cương Thừa Drukpa đứng đầu bởi Bậc Toàn tri Tôn Quý, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và được sự hướng đạo trực tiếp của Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa. Drukpa Việt Nam là sự kết hợp của mô hình Tự viện tu tập theo Truyền thừa Drukpa, Đạo tràng hành trì, Trung tâm nhập thất, Trung tâm phát hành, Trung tâm y tế, cứu trợ và những dự án bảo tồn di sản văn hóa tâm linh vật thể và phi vật thể, kiến trúc xây dựng, điêu khắc, bảo tháp, các bộ tượng nghệ thuật Kim Cương Thừa, các bộ tượng Truyền thừa Thượng sư và nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật Mật Giáo linh thiêng khác.
Để biết thêm thông tin, vui lòng ghé thăm trang web: www.drukpavietnam.org
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?