Trong thời gian qua, Thanh tra Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng trái phép điện thoại không dây DECT 6.0.
Nhiều loại điện thoại không dây bị cấm sử dụng tại Việt Nam do gây can nhiễu |
Thanh tra Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT) đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng trái phép điện thoại không dây DECT 6.0, gây can nhiễu đối với hệ thống thông tin vô tuyến điện có xuất xứ từ Mỹ và Canada.
Tại buổi làm việc với Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) ngày 12/12, đại diện Thanh tra Cục Tần số vô tuyến điện cho hay trong thời gian qua đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng trái phép điện thoại không dây DECT 6.0 có xuất xứ từ Mỹ và Canada.
Điện thoại không dây chuẩn DECT 6.0 xuất xứ Mỹ, Canada có dải tần sử dụng 1920-1930MHz (và cùng với loại có xuất xứ Trung Quốc dải tần 1900-1920MHz, loại xuất xứ Mỹ La-tinh dải tần 1910-1930MHz)… đều không được phép sử dụng tại Việt Nam do gây can nhiễu đối với các hệ thống thông tin liên lạc, 3G, phá sóng định vị GPS…
Để ngăn chặn, Cục Tần số vô tuyến điện đề nghị Tổng cục Hải quan tiếp tục phối hợp và đẩy mạnh tuyên truyền, tăng cường quản lý, kiểm tra việc nhập khẩu các thiết bị vô tuyến điện vào Việt Nam.
Theo đại diện Cục Giám sát quản lý về hải quan, việc quản lý được ngành hải quan thực hiện chặt chẽ theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành trong suốt thời gian qua.
Tuy nhiên, do thiết bị được đưa về Việt Nam nằm trong diện hành lý ký gửi, xách tay, phi mậu dịch… và theo Công văn 2984/BTTT-CVT năm 2011 của Bộ TT&TT (về việc áp dụng Thông tư 14/2011/TT-BTTTT và Thông tư 20/2011/TT-BTTTT quy định chi tiết thi hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ TT&TT - PV), mặt hàng này được phép đưa về Việt Nam, không phải xin giấy phép của Bộ TT&TT. Thực tế cũng đang gây khó khăn cho công tác quản lý.
Trước đó, trong tháng 11/2014 Bộ TT&TT đã có văn bản số 3422/BTTTT-CTS gửi Tổng cục Hải quan đề nghị tăng cường phối hợp, quản lý việc nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện, ngăn chặn việc nhập lậu thiết bị không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Việt Nam.
Theo nội dung văn bản, hiện nay nhiều cá nhân, tổ chức sử dụng các loại thiết bị vô tuyến không được phép nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam có khả năng gây can nhiễu cho hệ thống định vị GPS, hệ thống dẫn đường hàng không, hàng hải, hệ thống bảo mật thông tin, hệ thống thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng, mạng 3G.
Các loại điện thoại này không phù hợp với quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện Việt Nam được quy định tại Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện quốc gia (ban hành kèm theo Quyết định số 71/2013/QĐ-TTg ngày 21/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ); Quy hoạch băng tần cho các hệ thống thông tin di động tế bào số của Việt Nam trong các dải tần 821-960MHz và 1710-2200MHz (do Bộ TT&TT ban hành năm 2008).
Bộ TT&TT đề nghị Tổng cục Hải quan tăng cường phối hợp, quản lý việc nhập khẩu các thiết bị vô tuyến điện vào Việt Nam; tổ chức kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu hải quan, phối hợp với cơ quan chức năng của Bộ trong công tác quản lý nhập khẩu các thiết bị nói trên.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%