Nhờ có nghề "tái chế rác” mà làng Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) đã trở thành một làng "tỷ phú”. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với sự phát triển là môi trường bị suy thoái nghiêm trọng.
|
Người dân nơi đây hàng ngày phải sống thoi thóp trong bệnh tật vì nguồn nước, không khí bị ô nhiễm quá nặng.
Làng Minh Khai ngập chìm trong rác thải
Giàu lên nhờ... rác
Theo người dân Minh Khai, nghề tái chế rác thải được hình thành từ cuối những năm 80 của thế kỷ trước. Từ sơ chế rác, Minh Khai chuyển mình, trực tiếp sản xuất ra bao bì, sản phẩm nhựa, các sản phẩm đa dạng gồm bàn ghế nhựa, các sản phẩm túi tiêu thụ khắp nơi. Phần lớn túi xách siêu thị, túi nilông, dây máy bơm, dây buộc, dây đai đến cả ống nhựa PVC ở thị trường Hà Nội, các tỉnh cũng đều sản xuất tại làng Minh Khai. Đến nay, nghề "tái chế rác” đã đem lại sự sang giàu và Minh khai đã được biết đến là một "làng tỉ phú” ở đất Hưng Yên. Trong làng có tới 40% gia đình xây biệt thự, 60% là nhà cao tầng kiên cố. Mỗi ngày ước tính ngôi làng này tiếp nhận khoảng 180- 200 tấn rác phế liệu, rồi chỉ sau một thời gian ngắn, rác sẽ được tái chế và xuất ra khỏi làng, theo thống kê của huyện Văn Lâm, hiện nay 90% số hộ trong làng Minh Khai tham gia thu gom nhựa và gần 50% số hộ có máy tái chế với hơn 500 dàn máy.
Thoi thóp vì ô nhiễm
Làng nghề càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao nhưng hiểm họa môi trường ngày càng nặng nề, người dân nơi đây đang phải "gồng mình” chống chọi với ô nhiễm và bệnh tật. Có mặt tại làng Minh Khai chúng tôi rùng mình khi tận mắt chứng kiến cảnh "nhà nhà tái chế rác, người người tái chế rác”. Cả làng ngập chìm trong bầu không khí hôi thối đặc quánh. Đi khắp làng khó tìm thấy một khu đất trống, bởi người ta tận dụng tối đa mọi chỗ trống làm nơi tập kết, sơ chế, phân loại, đóng ép, các loại phế phẩm nhựa từ khắp nơi đổ về. Với phương pháp tái chế nhựa thủ công, những hộ sản xuất nơi đây đang bức tử môi trường. Rác tập kết ở trong khuôn viên mỗi gia đình, ở bên đường, ở cạnh trường học, cạnh Nhà văn hóa... Khi trời mưa, những dòng nước đen chảy lênh láng khắp làng, khi nắng lên thì bốc mùi nồng nặc. Hơn nữa, hệ thống dẫn nước thải tại làng rất kém, thường xuyên tắc nghẽn, toàn bộ nguồn nước tầng ngầm bị ô nhiễm nặng. Hàng trăm giếng khơi bỏ hoang hoặc không có nước, hoặc có nước cũng không ai dám dùng vì nước bị ô nhiễm nặng. Đặc biệt, môi trường không khí ở Minh Khai đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, hàng trăm ống khói từ các lò sản xuất thủ công đua nhau nhả khói, những đống rác loại được người dân chất thành đống đốt âm ỉ suốt ngày đêm khiến cho bầu không khí nơi đây luôn nồng nặc.
Ông Nguyễn Ích Thăng - Trưởng thôn Tây Minh Khai cho biết: "Làng có 900 hộ dân thì có tới 99% số hộ làm nghề tái chế rác. Hầu hết các cơ sở sản xuất ở đây đều chưa có ý thức trong việc bảo vệ môi trường chung”. Tình trạng này kéo theo sức khỏe của người dân bị giảm sút, nhiều người dân luôn trong tình trạng xanh xao thiếu máu, trẻ em chậm lớn còi cọc, vàng da, số người chết vì ung thư và chết không rõ nguyên nhân ngày càng tăng.
Theo Số liệu nghiên cứu của Viện Khoa học công nghệ và môi trường (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho thấy: làng Minh Khai bị ô nhiễm nặng do dầu, ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm hữu cơ. Vấn nạn môi trường ở Minh Khai đang ở mức "báo động đỏ”. Nếu không có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng thì chẳng bao lâu nữa làng Minh Khai sẽ có thể biến thành "làng ung thư, làng chết chóc...”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?