Chuyện bạo lực nơi học đường từ lâu đã là vấn đề nan giải đối với cả gia đình, nhà trường và xã hội.
|
Không chỉ có nam sinh đánh nhau mà hiện tượng nữ sinh đánh nhau thậm chí đánh cả thầy cô cũng xuất hiện ‘nhiều như cơm bữa’.
Không chỉ đánh nhau mà còn đánh cả thầy cô giáo
Lứa tuổi mới lớn của các em học sinh cấp 2, cấp 3 được cho là thời điểm các em phát triển tâm sinh lý một cách mạnh mẽ. Đi đôi với việc phát triển tâm sinh lý, nhiều hành vi của một số trường hợp cũng trở nên khác biệt khiến gia đình, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề giáo dục.
Nhiều nữ sinh bị đánh hội đồng gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng (Ảnh minh họa)
Nhiều trường hợp nữ sinh bị đánh hội đồng vì những mâu thuẫn rất nhỏ như chỉ là một lời nói không vừa tai, cái nhìn không vừa mắt thì các em đã có thể hành động một cách không suy nghĩ như vậy rồi.
Nhiều trường hợp hành động như vậy đã để lại không ít hậu quả nghiêm trọng. Có lẽ giờ đây, chúng ta bắt gặp không thiếu những câu chuyện, hình ảnh các em nữ sinh đánh nhau, lột quần áo, quay clip đánh nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài. Những hình ảnh khiến mỗi người lướt qua đều có cảm giác khó tả về vấn đề giáo dục những trường hợp này. Có trường hợp đáng trách mà cũng đáng thương.
Mới đây, báo đài lại đưa tin một nữ sinh cấp 3 ở Đồng Hới, Quảng Bình đã nhảy dựng lên bục giảng túm tóc đánh cô giáo ngay trước sự chứng kiến của các bạn chỉ vì cô gáo đã ghi tên mình vào sổ đầu bài của lớp.
Dư luận lại một lần nữa hết sức xôn xao và ‘nhói lòng’ vì sự việc như vậy. Từ bao giờ mà học sinh lại nhảy dựng lên hành hung cả thầy cô – những người mà đáng lẽ ra mỗi học sinh cần mang trong mình một sự biết ơn ‘tôn sư trọng đạo’ vì công lao dạy dỗ…
Hậu quả vô cùng khôn lường nếu không có biện pháp giáo dục kịp thời
Có nhiều người tậc lưỡi cho rằng, do các em đang trong độ tuổi phát triển nên nhiều khi có những hành vi không phù hợp và đúng mực. Khi nào trưởng thành hơn, cách hành xử, suy nghĩ của các em cũng sẽ trưởng thành theo. Điều này, không phải không có lý nhưng không có nghĩa là chúng ta không tìm những biện pháp giáo dục kịp thời và ngăn chặn để tránh gây hậu quả đáng tiếc.
Nếu không có biện pháp giáo dục kịp thời sẽ gây hậu quả khôn lường (Ảnh minh họa)
Như chúng ta đã nhìn thấy, nhiều trường hợp nữ sinh đánh nhau gây hậu quả nghiêm trọng. Có trường hợp, nữ sinh bị đánh hội đồng, làm nhục bằng cách lột quần áo quay clip giữa đường gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Sau sự việc, những nữ sinh là nạn nhân bỗng trở nên mặc cảm, ít nói và cảm thấy xấu hổ với mọi người. Thậm chí có nhiều trường hợp các em dần trở nên vô cảm với gia đình, xã hội dù tương lai đang rộng mở ở phía trước.
Có trường hợp, chỉ vì can ngăn các bạn đánh nhau mà một học sinh bị đánh trúng khiến em bị chấn thương sọ não, cả cuộc đời còn lại chỉ nằm một chỗ, giao tiếp với mọi người thông qua ánh mắt khiến ai chứng kiến cũng cảm thấy xót thương vô cùng.
Vì vậy, để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy đến, nhà trường và gia đình cần kết hợp chặt chẽ để có nhiều biện pháp mạnh mẽ để giáo dục, định hướng phát triển không chỉ về kiến thức mà còn về đạo đức một cách đầy đủ, đúng hướng cho mỗi em học sinh để trường học trở thành nơi học sinh biết tôn trọng thầy cô giáo, yêu mến bạn bè, để gia đình là nơi các thành viên yêu quý, tôn trọng lẫn nhau.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%