Những suy nghĩ sai lầm về hội chứng tự kỷ cần thay đổi ngay
Thứ tư, 24/02/2016 11:15

Trong thời gian qua rộ lên tin đồn có thể xác định hội chứng tự kỷ qua việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi, xét nghiệm ADN… Tuy nhiên tất cả đều là suy nghĩ sai lầm.

Trong những năm gần đây, số trẻ em sinh ra mắc phải hội chứng tự kỷ có xu hướng tăng lên. Nhưng rất nhiều người vẫn còn có cái nhìn, suy nghĩ sai lầm về hội chứng này. Chính sự hiểu lầm này đã dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho trẻ cũng như gây áp lực cho gia đình có trẻ tự kỷ.

1. Nguyên nhân củatự kỷ là do thiếu sự quan tâm, chăm sóc

Hiện nay, nhiều người vẫnnghĩ rằng trẻ bị tự kỷ là do thiếu sự quan tâm chăm sóc, sự yêu thương đùm bọc của bố mẹ, anh chị em trong gia đình. Nhưng trên thực tế, đây là một hội chứng do tổ chức não bộ thiếu kết nối với nhau vì vậy não bộ của trẻ tự kỷ không có khả năng tích hợp thông tin gây cản trở đến việc giao tiếp. Đâylà một chứng rối loạn bẩm sinh chứ không phải do ăn uống hay có tính di truyền.

2. Xác định tự kỷ bằng việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi...

Trong thời gian qua, nhiều người rộ lên tin đồn có thể xác định tự kỷ qua việc kiểm tra vân tay, xem nốt ruồi, xét nghiệm ADN… nhưng tất cả đều không mang lại kết quả chính xác. Trên thực tế, để xác định được trẻ có mắc phải hội chứng tự kỷ hay không, mức độ thế nàothì hiện tại vẫn dựa vào sự tương tác của trẻ với môi trường xã hội.Và để xác định đượcthì cần gặp những người có kinh nghiệm lâu năm, cácchuyên gia trong nghành để xác định đúng và đưa ra hướng can thiệp tốt nhất cho trẻ.

3. Biểu hiện của tự kỷ là ít nói, không thích tiếp xúc với mọi ngườiĐ

ại đa số mọi người khi được hỏi đến về hội chứng tự kỷ đều cho rằng: những người tự kỷ thường ít nói, không biết nói, không thích tiếp xúc với mọi người hay là những người điên khùng, thần kinh… những hiểu lầm chết người này khiến trẻ tự kỷ và phụ huynh gặp không ít khó khăn về việc tạo ra môi trường chotrẻ hòa nhập với xã hội. Những người có hội chứng tự kỷ tuy gặp khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp nhận thông tin và hành vinhưng họ vẫn có thể tiếp nhậnnếu người hướng dẫn biết cách truyền tải thông tin.

Ở trẻ tự kỷ, mỗi em sẽ có những biểu hiện khác nhau nhưng điển hình là: không nhìn vào mắt người giao tiếp, không quan tâm tới những vấn đề xung quanh, làm việc một cách rập khuôn, nhại lại câu nói của người đang giao tiếp với mình, khó chịu với âm thanh, gặp khó khăn trong việc nhai nhuốt thức ăn...

4. Chữa tự kỷ bằng việc uống thuốc, cúng bái, châm cứu

Do suy nghĩ sai lầmvề nguyên nhân cũng như biểu hiện, đôi khi có cảsự mê tín dị đoanvề hội chứng tự kỷ. Các bậc phụ huynhđã tìm đến nhiều phương pháp chữa trị như uống thuốc, cúng bái, châm cứu, ăn gan gà có màu vàng, thả trẻ vào môi trường bình thường để trẻ tự hòa nhập… Trên thực tế các phương pháp này không mang lại hiệu quả đối với trẻtự kỷ. Đến nay, yhọc vẫn chưa nghiên cứu ra phương pháp chữa trị tự kỷ. Và hiện nay, tự kỷchỉ dừng lạiở các chương trình can thiệp như: ADI (Can thiệp Phát triển Quan hệ), AAC (Giao tiếp Tăng cường và Thay thế), PECS (phương pháp hỗ trợ bằng hình ảnh), ABA (phân tích hành vi ứng dụng)… Ở mỗi chương trình lại mang lại cho trẻ những lợi ích khác nhau. Vì vậy, để trẻ có được sự tiến bộ thì người hướng dẫn cần hiểu tính cách của trẻ và áp dụng các phương pháp linh hoạt.

5. Chậm nói không phải là tự kỷ

Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con mình chậm nói so với bạn bè cùng lứa tuổi thì nghĩ ngay đến việc con bị tự kỷ và đưa đến các trung tâm tự kỷ để nhờ can thiệp. Ở nhiều trường hợp, trẻ tự kỷ bị chậm nói nhưng bên cạnh đólà nhữngbiểu hiện khác lạnữa. Còn ở những trẻ có biểu hiện bình thường như các trẻ khác và chỉ chậm nói thì các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Hãykiên trì dạy trẻ nói bằng cách giảm bớt thời gian cho bé tiếp xúc với tivi, điện thoại, máy tính... Đồng thời, phụ huynh hãy tăng cường thời gian trò chuyện với con để bé luyện nói và có phản xạ về lời nói nhanh chóng hơn.

Congluan.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương

Tag: Tự kỷ , bệnh tự kỷ , suy nghĩ sai lầm về hội chứng tự kỷ