Trong hàng nghìn loài động vật cùng loài thì rất hiếm bắt gặp các loại động vật mắc bệnh bạch tang.
Những loài động vật bạch tạng hiếm xuất hiện thời gian gần đây |
Con rắn bạch tạng đi lang thang tại vùng ngoại ô California
Người dân California đã ghi lại hình ảnh con rắn trắng cực hiếm trườn bò xung quanh một khu ngoại thành của bang. Theo xác nhận của các chuyên gia, con rắn trắng này có thể gây chết người bởi nọc độc trong cơ thể nó, tuy nhiên người dân vẫn thích thú khi bắt gặp nó.
Các nhân viên kiểm soát động vật tìm thấy con rắn trắng nấp sau đống gỗ thừa ở sân sau của một ngôi nhà. Thứ Sáu ngày 5/9, con rắn trắng này đã được chuyển tới Vườn thú San Diego.
Con rắn trắng có chiều dài hơn 90cm và hơi mập này được người dân phát hiện từ ngày 1/9. Kết quả nghiên cứu cho thấy con rắn này chưa được cắt bỏ tuyến nọc độc. Theo ghi nhận, con rắn đã cắn một con chó vì vậy, các nhà chức trách đã đưa ra lời cảnh báo về mối nguy hiểm của nó.
2 con tôm hùm bạch tạng cực hiếm tại Mỹ
Trong vòng chưa tới 1 tuần nhưng hai ngư dân sống tại bang Maine, Mỹ đã cùng may mắn bắt được hai con tôm bạch tạng vô cùng hiếm trên vùng biển của bang.
Theo tờ Người đưa tin Porland, ông Bret Philbrick bắt được 1 con tôm hùm bạch tạng vào thứ Năm ngày 4/9, trong khi ông Joe Bates cũng bắt được 1 con tương tự ở Hải cảng Rockland trước đó vài ngày. Được biết, hai con tôm hùm này đều có kích cỡ nhỏ hơn trung bình.
Các nhà khoa học cho rằng, tỷ lệ tôm hùm bị bạch tạng là khoảng 1/ 100 triệu. Hiện hai con tôm hiếm này đang được nuôi nhốt tại Công ty Tôm hùm Owls Head. Dự tính một con sẽ được đem tới Công viên Thủy cung bang Maine ở thị trấn Boothbay Harbor. Con còn lại được đem tới Công ty Tôm hùm Brooks Trap Mill ở thành phố Thomaston.
Cá heo bạch tạng cực hiếm xuất hiện trên Địa Trung Hải
Theo tờ Mirror, các nhà nghiên cứu khoa học hàng hải Croatia mới phát hiện thêm một con cá heo bạch tạng ở Địa Trung Hải. Con cá heo bạch tạng này được coi là 1 trong 20 cá thể vô cùng hiếm trên thế giới.
Con cá heo bạch tạng này được nhóm các nhà khoa học đặt tên là Albus. Albus thuộc giống cá heo mũi dài. Trong khi những con cá heo mũi dài bình thường có làn da màu ghi thì hiện tượng đột biến gen khiến Albus có làn da màu trắng và đôi mắt màu hồng. Ngoài ra các chuyên gia còn cho biết, Albus mang giới tính đực và có vẻ vẫn trong tình trạng sức khỏe tốt.
Albus được tìm thấy tại khu vực dọc bờ biển giữa Croatia và Ý. Được biết, trước đó, các nhà khoa học đã từng nhìn thấy Albus tại phía Đông thành phố cảng Ravenna của Ý.
Ông Plavi Svijet, phát ngôn viên của Tổ chức Môi trường Croatia cho biết, đây là con cá heo bạch tạng đầu tiên không chỉ xuất hiện ở Biển Adriatic mà còn cả ở Địa Trung Hải.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?