Nhiều công trình kiến trúc của Hà Nội "nổi chìm" cùng lịch sử, đến nay tạo nên một quần thể kiến trúc riêng biệt cho một Hà Nội hiện đại và cổ kính.
Những công trình kiến trúc cổ và hiện đại tạo nên một Hà Nội rất riêng (Ảnh minh họa) |
Kỳ 9: Những công trình kiến trúc bậc nhất Hà Nội
Đến với Hà Nội là đến với nhiều công trình mang dấu ấn lịch sử, văn hóa. Không nằm ngoài khía cạnh đó, trong kỳ tiếp theo này hãy cùng chúng tôi khám phá thêm một cái nhất nữa của Hà Nội.
Nhà thờ lớn – công trình kiến trúc ít thay đổi nhất
Được khánh thành vào năm 1887, Nhà thờ lớn Hà Nội là nơi diễn ra các nghi lễ phật giáo, cầu cho quốc thái dân an. Từ rất xa xưa nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph) vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Giuse (cha nuôi của Chúa Giêsu) làm thánh quan thầy của nước Việt Nam và các nước lân cận. Chính vì vậy, ngôi thánh đường lớn nhất ở Hà Nội được tôn phong là "Nhà thờ chính tòa kính Thánh Giuse". Ngày nay vào những ngày thường, nhà thờ có 2 thánh lễ, ngày Chủ nhật có 7 thánh lễ. Nhà thờ là nơi tập chung của những người theo đạo trên địa bàn Thủ đô và những vùng lân cận. Bên cạnh đó, nhà thờ lớn còn thu hút được đông đảo lượng khách du lịch từ nước ngoài tới thăm, bởi quần thể kiến trúc cổ “nguyên bản”.
Nhà thờ lớn Hà Nội là công trình kiến trúc ít thay đổi nhất (Ảnh: Internet)
Nhà thờ lớn được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothique trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở Châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bồi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc.
Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Nhà thờ còn có một bộ chuông Tây, gồm bốn quả chuông nhỏ và một quả chuông lớn, trị giá 20.000 franc Pháp thời đó. Đặc biệt là chiếc đồng hồ lớn gắn giữa mặt tiền nhà thờ. Đồng hồ có báo khắc, báo giờ, hệ thống chuông báo được liên kết với 5 quả chuông trên hai tháp.
Ngày nay đến thăm nhà thờ lớn chúng ta không kinh ngạc bởi nét cổ kính được lưu giữ “nguyên bản” như lúc xây dựng. Có lẽ đây là công trình ít có sự “đụng chạm”, “thay da đổi thịt” nhất trong những công trình kiến trúc cổ của Hà Nội.
Nhà hát lớn – công trình kiến trúc hoàn chỉnh nhất
Nhà hát lớn nằm trên Quảng trường Cách mạng Tháng 8, đối diện là phố Tràng Tiền. Đây là khu vực sầm uất nhất của Thủ đô Hà Nội.
Nhà hát lớn Hà Nội khởi công năm 1901 và xây dựng mất 10 năm, theo đồ án thiết kế của các KTS Broger và Harioy. Công trình có quy mô lớn với phòng khán giả gần 900 chỗ ngồi và một hệ thống các không gian phụ rất phong phú theo kiểu các nhà hát châu Âu đương thời, phong cách kiến trúc cổ điển châu Âu.
Nhà hát lớn từ ngày mới xây dựng (Ảnh: Internet)
Được pha trộn từ nhiều phong cách, nhưng nổi bật nhất vẫn là nét cổ điển của kiến trúc Pháp. Nhất là kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Nhà hát lớn ra đời muộn hơn các nhà hát ở Sài Gòn và Hải Phòng, nhưng lại là nhà hát có hệ thống kiến trúc hoàn chỉnh nhất.
Từ ngày hoàn thiện đến nay, nhà hát lớn là nơi diễn ra nhiều sự kiện văn hóa nổi bật, trọng đại của Thủ đô nói riêng cả nước nói chung. Với sức chứa 870 chỗ ngồi, nhà hát lớn là địa điểm lý tưởng cho nhiều chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật đặc sắc. Từ ngày mới thành lập, nhà hát lớn là nơi phục vụ chủ yếu cho người Pháp và một số quý tộc giàu có người Việt.
... và của ngày hôm nay, sau hơn 1 thế kỷ (Ảnh: Internet)
Nhà hát lớn không chỉ có giá trị đơn thuần về kiến trúc mà còn là nơi chứng kiến nhiều cuộc “tiếp xúc” văn hóa đầu tiên của Việt Nam với văn hóa, nghệ thuật phương Tây. Vào ngày 9/12/2011 vừa qua, nhà hát lớn đã tổ chức trọng đại lễ kỉ niệm 100 năm ngày thành lập. Do được xây dựng từ sớm đến nay một số công trình, hạng mục của nhà hát “xuống cấp” như tường bị ẩm, mọc rêu, một số ngói mục nát được thay thế bằng mái tôn… Mặc dù đã có sự tham gia sửa chữa từ nhiều thế hệ, nhưng nhà hát lớn vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp huyền bí của kiến trúc Pháp và trở thành nét đẹp văn hóa đặc trưng cho con người Hà Thành.
Keangnam – Tòa nhà hiện đại, cao và đẹp nhất
Keangnam Hanoi Landmark Tower là khu phức hợp Khách sạn – văn phòng – căn hộ - trung tâm thương mại lớn. Là công trình kiến trúc “đồ sộ” nhất trên đất Thủ đô. Khu phức hợp gồm 1 tháp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, khách sạn 7 sao cùng 2 tòa nhà căn hộ cao cấp cao 48 tầng. Tòa tháp chính cao 346 mét (72 tầng), xếp thứ 5 thế giới về quy mô. Là một công trình được đầu tư và chủ đầu tư là người ngoại quốc.
Tòa nhà tọa lạc tại đường Phạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tòa nhà cao và hiện đại nhất Hà Nội (Ảnh: Internet)
Không thể phủ nhận được “sức” hiện đại, độ cao, đẹp của tòa nhà, có thể nói đây là một công trình mẫu mực về sự hiện đại, quy mô lẫn kiến trúc.
Tòa nhà từ khi thi công đến nay gặp không ít thách thức và “điều tiếng” xoay quanh phí dịch vụ cùng “chất lượng”. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không đề cập đến vấn đề “ngoài luồng” đó.
Keangnam về đêm (Ảnh: Internet)
Có thể nói Keangnam Hanoi Landmark Tower là 1 trong 10 tòa nhà đẹp nhất Hà Nội, công trình này cũng là dấu ấn, là biểu tượng cho sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của Thủ đô.
Còn rất nhiều những công trình kiến trúc cổ điển và hiện đại khác trên đất Hà Thành, những công trình nêu trên chỉ là một trong số đại diện cho tổng quan phát triển và lối kiến trúc đặc trưng của Thủ đô Hà Nội.
Dễ dàng để nhận thấy được sự phát triển của Thủ đô Hà Nội ngày nay bằng những tòa nhà lớn, cao “chọc trời”. Sự hiện đại này thể hiện được sức sáng tạo của con người bằng kết cấu vật liệu xây dựng mới, “siêu bền”, “siêu nhẹ”, “siêu mỏng”, cùng những nét kiến trúc lạ, độc đáo. Bên cạnh sự hiện đại ấy, nổi bật hơn vẫn là những công trình có lối kiến trúc cổ điển, những công trình này in đậm dấu ấn và mãi là biểu tượng cho một Thủ đô thanh lịch “nghìn năm văn hiến”.
Còn nhiều điều rất thú vị, những "cái nhất" ở Hà Nội rất bổ ích mà có thể bạn chưa biết? Đón đọc kỳ 10 vào Thứ 4 (8/8) lúc 9h15 trên Xahoi.com.vn. |
(Còn nữa)...
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?