Lịch sử Việt Nam hiện hữu đâu đó trong lòng các bảo tàng như tái hiện một phần lối sống, thẩm mỹ và quá khứ đầy hào hùng của dân tộc Việt.
Bảo tàng nơi lưu trữ hồn dân tộc |
4 bảo bảo tàng nổi tiếng nhất Hà Nội là nơi lưu trữ và trưng bày những di sản văn hóa vật thể quý báu của quốc gia. Đồng thời cũng là nơi nghiên cứu khoa học và truyền bá khoa học lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ, lối sống thông qua bộ sưu tập hiện vật giá trị quý hiếm và đầy sức truyền cảm, giúp cho người xem thấy được lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống anh dũng kiên cường chống giặc ngoại xâm của cả dân tộc.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam: Bảo tàng ra đời sớm nhất Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam được thành lập sớm nhất trên cơ sở kế thừa cơ sở vật chất của Bảo tàng Louis Finot (Bảo tàng lịch sử ngày nay) thuộc Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp (École Française d’Extrème - Orient), do các kiến trúc sư C.Batteur và E.Hébrard thiết kế năm 1925 khánh thành năm 1932 trên khu đất phía sau Nhà hát lớn, chạy dọc theo bờ đê sông Hồng và là điểm kết thúc của tuyến phố Quaï Guillemoto (phố Trần Quang Khải ngày nay). Bảo tàng lịch sử Việt Nam có thể được coi là một đại diện lớn của phong cách Kiến trúc Đông Dương, một phong cách nỗ lực kết hợp các giá trị của nền kiến trúc Pháp với các giá trị kiến trúc bản địa.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam như cuốn sử sống của dân tộc Việt Nam từ thời Tiền sử (cách ngày nay khoảng 30 – 40 vạn năm) đến Cách mạng Tháng Tám – 1945. Với diện tích trưng bày hơn 2.200 m2, gần 7.000 tư liệu hiện vật, hệ thống trưng bày chính của bảo tàng được thể hiện theo nguyên tắc trưng bày niên biểu, lấy sự phong phú của sưu tập hiện vật làm ngôn ngữ biểu đạt chính, kết hợp giữa trưng bày phản ánh giai đoạn và sự kiện lịch sử. Bảo tàng trưng bày sưu tập theo hướng trưng bày mở, tạo điều kiện để có thể cập nhật những tư liệu hiện vật mới làm cho “diện mạo” trưng bày luôn mới mẻ, hấp dẫn người xem. Cùng mục đích ấy, bảo tàng thường xuyên tổ chức các cuộc trưng bày chuyên đề và với hệ thống màn hình ti vi, màn hình cảm ứng hiện đại với hình ảnh phong phú, sống động, những dữ liệu khoa học chân xác ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách tham quan, các nhà nghiên cứu khi đến bảo tàng.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam lưu trữ các báu vật hoàng cung như mũ và ấn vua
Rồng trên cổ vật
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tôn vinh giá trị thẩm mỹ đặc sắc và tinh hoa nhất của dân tộc.
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nguyên là ngôi nhà được người Pháp xây dựng vào những năm 30 của thế kỷ 20 với chức năng là nơi dành cho con gái của các quan chức người Pháp từ khắp Đông Dương về Hà Nội trọ học. Năm 1962, được sự cho phép của Chính phủ, Bộ Văn hóa đã cải tạo ngôi nhà này từ chỗ mang dáng dấp kiến trúc phương tây được bổ sung những chi tiết trang trí kiến trúc của đình làng Việt Nam để làm nơi trưng bày vĩnh viễn các tác phẩm mỹ thuật của Việt Nam. Năm 1966, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam chính thức được khánh thành với diện tích mặt bằng là 4200m² và diện tích trưng bày là 1200m². Năm 1997 - 1999, đã được mở rộng với tổng diện tích là 4737m².
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ và trưng bày các tác phẩm, mỹ thuật có giá trị của các hoạ sĩ, nhà điêu khắc của Việt Nam qua nhiều thế hệ. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam bao gồm mỹ thuật thời tiền sử, mỹ thuật cổ, mỹ thuật thế kỷ thứ 20, mỹ thuật dân gian và nghệ thuật gốm Việt Nam
Một số họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam có tác phẩm trưng bày ở đây như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Phan Chánh, Lương Xuân Nhị...
Tác phẩm này được coi là bức tranh tiêu biểu nhất của danh họa Tô Ngọc Vân và là một kiệt tác tiêu biểu cho mỹ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự: Nơi lưu giữ quá khứ hào hùng nhất của dân tộc
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trước đây gọi là Bảo tàng Quân đội, là một viện bảo tàng về lịch sử quân sự Việt Nam, nằm tại số 28A Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Bảo tàng tái hiện lại quá khứ giữ nước hào hùng của dân tộc ta, bảo tàng mở cửa lần đầu vào dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22 tháng 12 năm 1959).
Mỗi chiếc xe đạp thồ có thể chở tới 300kg lương thực, đạn dược... phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiếc xe đạp thồ trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.
Pháo cao xạ 37 mm của đại đội 815 thuộc Trung đoàn 367, đơn vị bắn rơi 7 máy bay của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ(1954)
Những loại vũ khí quân và dân ta sử dụng trong Cao trào kháng Nhật nhật cứu nước.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là nơi lưu giữ, sưu tầm và trưng bày 150.000 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật, sưu tập hiện vật quý, có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học phản ánh các cuộc kháng chiến chống xâm lược, đường lối quân sự, nghệ thuật quân sự Việt Nam từ thời đại Hùng Vương đến thời đại Hồ Chí Minh.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam: Nơi gìn giữ nét văn hóa đời sống người Việt
Nằm trên khu đất 3,27ha trên đường đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội, bảo tàng dân tộc học như một Việt Nam thu nhỏ với nhiều hiên vật lưu giữ và trưng bày văn hoá của cả 54 dân tộc Việt Nam. Trong đó, chủ yếu bao gồm những thứ rất đỗi bình thường trong đời sống hàng ngày của người dân như: con dao, cái gùi, ống sáo, cái tẩu, tấm chiếu, công dụng, y phục, trang sức, nông cụ, ngư cụ, vũ khí, đồ gia dụng, nhạc cụ, tôn giáo-tín ngưỡng, cưới xin, ma chay và nhiều hoạt động tinh thần, xã hội khác... thông qua đó, người xem có thể hiểu được một cách sâu sắc về những nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc Việt Nam.
Mô hình nhà mồ Tây Nguyên trong Bảo tàng dân tộc học.
Nhà sàn dài của người Ê Đê
Đối với khu ngoài trời, Bảo tàng hiện trưng bày 9 công trình kiến trúc dân gian cùng một số hiện vật lớn như: Nhà rông của người Ba Na, nhà sàn dài của người Ê Đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H’mông, nhà ngói của người Việt, nhà trệt của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ của người Gia Rai. Xen giữa các công trình kiến trúc dân gian đó là cây xanh các loại, các lối đi quanh co và con suối uốn khúc chảy suốt 4 mùa, có cầu bắc nối đôi bờ.
Còn nhiều điều rất thú vị, những "cái nhất" ở Hà Nội rất bổ ích mà có thể bạn chưa biết? Đón đọc kỳ 7 vào Thứ 4 (18/7) lúc 9h15 trên Xahoi.com.vn. |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?