Người dân Hà Nội tự hào với truyền thống thanh lịch ngàn năm văn hiến bằng câu ca dao "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".
Hà Nội với nhiều "bí ẩn" lý thú, là nơi khiến nhiều du khách không khỏi tò mò khám phá (Ảnh minh họa) |
Người Hà Nội đẹp, hiển nhiên rồi. Họ đẹp từ vẻ bề ngoài đến văn hoá, lối sống, cách ăn mặc hay lối ứng xử… theo một nét rất riêng mà không đâu có được. Nhiều du khách đến với Hà Nội không thể quên được những nét văn hóa đặc trưng ấy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem một Hà Nội được tôn vinh trên báo nước ngoài như thế nào nhé.
Chợ hoa đêm trên báo nước ngoài
Nhịp sống hối hả của phố phường Hà Nội như làm tăng thêm những lo toan, tính toán của cuộc sống, nhiều người phải “chạy đua” với thời gian để lo mưu sinh. Đó cũng chính là đề tài và nguồn cảm hứng vô tận cho nhiều phóng viên tới Hà Nội tham quan. Một chợ đêm Hà Nội đẹp rực rỡ trong mắt phóng viên các báo nước ngoài, càng tô điểm cho nét văn hóa ấn tượng của người Hà Nội xưa và nay.
Chợ hoa đêm Quảng Bá thuộc Tây Hồ, Hà Nội, là chợ hoa tươi lớn nhất của Thủ đô. Ngày nào cũng vậy, chợ hoa bắt đầu hoạt động vẫn là lúc mọi người đang chìm trong giấc ngủ của một ngày lao động vất vả. Như thường nhật, cứ 2h đêm chợ hoa bắt đầu hoạt động náo nhiệt, những chiếc xe tải lớn chở hoa từ cánh đồng hoa Quảng Bá, Nhật Tân tấp nập đến. Từ đây, những gánh hàng hoa sẽ phân tán đi khắp Hà Nội, đôi quang gánh trĩu nặng hoa với đủ màu sắc, những chiếc xe đạp chở đầy hoa khiến cho Hà Nội đẹp hơn không chỉ trong con mắt nhìn của người dân Việt Nam mà còn khiến nhiều du khách không khỏi ngất ngây.
Chợ hoa Quảng Bá tấp nập từ sáng sớm
Cảnh mua bán hoa tấp nập của người dân Thủ đô trên trang www.NEU.CN (Nguồn: www.NEU.CN )
Chắc hẳn rất nhiều người con của Hà Nội chưa biết về nguồn gốc của chợ hoa đêm Quảng Bá. Theo lời kể của một số người dân nơi đây thì chợ Quảng Bá có nguồn gốc từ một cái chợ xép họp tự phát tại nơi ngã ba phường Nhật Tân, hình thành do nhu cầu tự sản tự tiêu hoa của bà con vùng Nhật Tân, Quảng An và một số xã trong huyện Từ Liêm.
Mãi tới năm 1996, khi quận Tây Hồ được thành lập, người ta mới di chuyển cái chợ hoa đêm về Quảng An, và chợ họp ở đấy cho đến bây giờ. Chợ hoa Quảng Bá là điểm đến của những người mua bán hoa không chỉ trong vùng, mà cả từ các tỉnh khác, thậm chí từ Trung Quốc xa xôi.
Những gánh hàng hoa lấy hoa tại chợ và tỏa đi khắp ngang cùng ngõ hẻm của Thủ đô (Nguồn: Internet)
Bên cạnh những đóa hoa tươi thắm chính là sự tôn vinh, ngợi ca những người dân lao động cần cù, ngày đêm chăm bón mới tạo nên những thành quả ấy.
Món ăn ngon trên báo nước ngoài
Đến với Thủ đô, hẳn không vị khách nào có thể quên được những món ăn ngon và “lạ” của người dân Hà Nội. Ấn tượng đầu tiên của khách Tây đến Thủ đô là các quán hàng rong, vỉa hè, nên Hà Nội mới được báo nước ngoài mệnh danh là thiên đường dành cho những người thích ăn vặt. Cảm nhận đầu tiên vủa du khách là “sợ” nhưng khi ăn vào rồi thì thành “nghiện”.
Quán ăn ở vỉ hè, hàng rong tại Hà Nội (Nguồn: Internet)
Chỉ đơn giản là một quán cóc, vài cây cột và tấm bạt dựng lên là có thể “trổ tài” ẩm thực với những món ăn độc đáo và ngon.
Những người phụ nữ đang luôn tay chuẩn bị món bún đậu tuyệt hảo ở một con ngõ gần Nhà hát Lớn Hà Nội. Các chảo đậu rán vàng giòn được đặt trên bếp than, còn thực khách thì ngồi trên ghế nhựa để thưởng thức món ngon.
Thượng đế xuýt xoa thưởng thức món phở - quốc hồn của Việt Nam ở một quá vỉa hè của phố cổ Hà Nội. "Mỗi bát phở trên đường phố Hà Nội thường được bán với giá 15.000 đến 25.000 đồng, tức là khoảng 72 cent tới 1,2 USD - quá rẻ", Jessica Gelt, một cô gái trẻ người Mỹ đã có những trải nghiệm khó quên trong hành trình khám phá thế giới ẩm thực ở Hà Nội, cho biết trên tờ LA Times.
Những hạt cốm xanh, mềm là đặc sản từ bàn tay khéo léo của người dân Làng Vòng, Hà Nội (Nguồn: Internet)
Không chỉ những quán cóc “mọc” bên lề đường, vỉa hè mới để lại ấn tượng cho du khách, mà bởi những món ăn ngon do chính bàn tay lao động của con người tạo ra.
Đến với Thủ đô, du khách không thể bỏ qua được những món ẩm thực đã in đậm dấu ấn trên đất Kinh Kỳ như: Cốm làng Vòng, chả cá Lã Vọng, bánh tôm Hồ Tây, bánh cuốn Thanh Trì, ô mai Hàng Đường, bánh cốm Hàng Than, bánh dày Quán Gánh, vịt cỏ Vân Đình, giò chả Ước Lễ. Trong 100 món ăn ngon đặc sản Việt Nam, riêng đất Hà thành đã chiếm 10 món. Những món ăn này đã quá quen thuộc, gần gũi với bao thế hệ người Việt. Nhiều người tới thăm Thủ đô không thể bỏ qua được những món quà hấp dẫn dành tặng người thân, bạn bè bằng chính những món ăn này.
Người Hà Thành trên báo nước ngoài
Không chỉ ấn tượng với món ăn ngon của phố phường Hà Nội, những vị khách Tây này còn không khỏi kinh ngạc bởi cách sống, làm việc của người Việt Nam nói chung, người Hà Nội nói riêng.
Một cụ già vô tư ngủ trên chiếc xích lô, người dân điều khiển xe mô tô chạy với tốc độ lớn trên đường, em bé 5 tuổi ăn cơm bằng đũa, những gánh hàng rong… là “ẩn số” với những vị khách thú vị này.
Cụ già vô tư ngủ trên chiếc xích lô (Nguồn: Corbisimages.com)
Những con phố với nhiều điều bất ngờ cũng khiến các du khách tò mò khám phá. Họ ngạc nhiên bởi một Hà Nội bên ngoài là hiện đại, tráng lệ, nhưng bên trong lại ẩn chứa rất nhiều truyền thống cổ xưa. Trên phố Hàng Phèn, rất nhiều hộ gia đình vẫn kinh doanh các loại tre nứa, một vị khách nước ngoài phải thốt lên: “Cả một "rừng tre" ở phố Hàng Phèn…”.
Du khách có thể sẽ có một kiểu ảnh lưu niệm thú vị, nhưng sau đó phải trả tiền "boa" cho những người bán hàng rong hăng hái này. (Nguồn: Corbisimages.com)
Người dân Hà Nội vô tư tập thể dục buổi sáng ở trên đường hay ven hồ, thậm chí những cách chữa bệnh như châm cứu cũng mang đậm phong cách của y học phương Đông. Người Hà Nội lịch sự nhưng rất hiện đại, họ nói chuyện vô tư với khách nước ngoài, tận tình chỉ dẫn cho khách nước ngoài những điều họ chưa biết về đất nước và con người Việt Nam.
Hình ảnh một Việt Nam đẹp truyền thống với tà áo dài của thiếu nữ, những đứa trẻ chăn trâu, những cụ già miệng móm mém cười “tỏa nắng” đã là hình ảnh đại diện cho đất nước con người Việt Nam. Giờ đây chúng ta lại được khám phá thêm một Hà Nội đẹp rạng rỡ trên báo nước ngoài với những khu chợ, món ăn ngon hay đơn giản như phong cách, lối sống của người dân Hà Nội càng tô điểm thêm trong mắt bạn bè quốc tế về một Việt Nam đẹp, mến khách.
Còn nhiều điều rất thú vị, những "cái nhất" ở Hà Nội rất bổ ích mà có thể bạn chưa biết? Đón đọc kỳ 7 vào Thứ 4 (25/7) lúc 9h15 trên Xahoi.com.vn. |
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?