Người Do Thái dạy trẻ thành người tử tế như thế nào?
Thứ bảy, 15/11/2014 20:39

Cần giáo dục theo hướng để trẻ tự lập, có phương pháp học gắn với kỹ năng sống, luôn tư duy theo cách đặt câu hỏi để tìm hiểu…

Người Do Thái dạy trẻ thành người tử tế như thế nào?

Người Do Thái dạy trẻ thành người tử tế như thế nào?

Đây là hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, với sự tham gia của các chuyên gia người Do Thái quốc tịch I-xra-en, ngành giáo dục đào tạo Hưng Yên cùng cán bộ giáo viên, học sinh các trường học trên địa bàn huyện Khoái Châu.

Tại hội thảo, các chuyên gia người Do Thái đã bật mí những phương pháp và cách làm hay trong giáo dục con trẻ.

Theo ông Mordicai Nadav: Đối với người Do Thái ở I-xra-en, gia đình là môi trường đầu tiên để hình thành nhân cách trẻ; không nên áp đặt tư tưởng ông bà, cha mẹ và thầy cô luôn đúng, không phân biệt và quan niệm "người lớn dạy trẻ con" mà phải bình đẳng "trẻ con và người lớn luôn có sự học hỏi lẫn nhau".

Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi biết trước bố mẹ hoặc biết hơn, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt hay ép buộc, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.

Bà Phạm Thị Kim Hoa, người đã từng sinh sống với người Do Thái tại I-xra-en chia sẻ: Phương pháp dạy trẻ thành người tử tế của người Do Thái là "dùng lời nói, không dùng hành động" chứ không theo lối "thương cho roi vọt" của truyền thống người Việt.

Mặt khác, cần để trẻ tự lập biết làm việc nhà ngay từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi; khi trẻ ngã hãy để trẻ tự đứng dậy, không bao bọc làm thay con mọi việc, cần khích lệ để con tự phục vụ bản thân.

Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi biết trước bố mẹ hoặc biết hơn, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt hay ép buộc, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn.

Nhà trường cũng như gia đình cần đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách để trở thành người có bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Điều mà người Do Thái đặc biệt quan tâm là khuyến khích con trẻ chăm đọc sách cùng nhau để cùng suy nghĩ, trao đổi, phân tích các nội dung trong sách. Trong cuộc tranh luận luôn luôn đặt câu hỏi "tại sao" để đi đến tận cùng vấn đề. Qua đó nhằm giúp các em tiếp thu kiến thức chủ động, có tư duy sáng tạo luôn tìm tòi cái mới trong thực tế.

Trong khi đó, học sinh Việt Nam hiện mới chỉ chú ý về môn học trên lớp với vốn kiến thức hạn hẹp, thụ động.

Với trẻ Do Thái, nhờ chăm đọc sách gắn với tìm hiểu thực tế nên các em luôn được học đi đôi với thực hành, vừa học vừa giải trí nên cảm thấy thoải mái và hứng thú học tập, được trang bị kiến thức, có sự hiểu biết tránh được những sai lầm và không vi phạm luật pháp. Đây sẽ là chìa khóa để các em thành công trong cuộc sống.

 Song trong bối cảnh xã hội đầy biến động và phức tạp hiện nay, việc giáo dục con trẻ luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.

Vietnamplus.vn

Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu

Tag: nguoi do thai , nguoi do thai day con , nguoi do thai day con nhu the nao , do thai , tin , bao