Sở dĩ được gọi chùa Đất Sét vì trong chùa có hàng trăm tượng lớn nhỏ đều được nặn từ đất sét. Độc đáo hơn nơi đây còn có 8 cây nến nặng tổng cộng 1,4 tấn sáp.
Các bức tượng trong chùa Bửu Sơn Tự được làm bằng đất sét |
Có tên là Bửu Sơn Tự nhưng khi hỏi bất kỳ người dân nào trên phố Tôn Đức Thắng (Sóc Trăng) về chùa Đất Sét, bạn cũng sẽ được chỉ đến tận cổng chùa với lời nhắn: "Rất nên đến xem!". Chùa Đất Sét nằm giữa khu nhà dân bình thường nên nếu không tinh ý, bạn dễ chạy qua. Được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia nên chùa không có sư mà do người trong gia đình quản lý.
Khi mới xây dựng, ngôi chùa được cất bằng các loại gỗ bình thường ở địa phương, trải qua năm tháng đã bị hư mục khá nhiều và được tu sửa nhiều lần. Năm 1928, ông Ngô Kim Tòng thuộc đời trụ trì thứ tư qua một lần ốm 'thập tử nhất sinh' được báo mộng đã quyết định tu bổ, tôn tạo chùa bằng cách nặn tượng thờ, linh vật bằng đất sét thay vì phải đúc bằng đồng hay tạc bằng gỗ.
Đất sét lấy về, ông cho phơi thật khô, sau đó bỏ vào cối giã thật nhuyễn, rồi sàng lọc bỏ rễ cây, rễ cỏ, lấy đất mịn trộn với bột nham ô dước tạo thành hỗn hợp dẻo, thơm rồi từ trí tưởng tượng của mình tạo ra các hình tượng khác nhau. Sau khi làm, tất cả sản phẩm bằng đất sét được phủ bên ngoài bằng sơn và dầu bóng, tạo nên những bức tượng trông giống như làm bằng chất liệu gỗ. 1.991 pho tượng lớn nhỏ được tạc và nặn một cách tinh tế trong 42 năm dài.
Nếu không được biết về chất liệu, chắc khó ai đoán được các bức tượng được làm từ đất sét.
Cho đến nay các tượng lớn, nhỏ này hiện vẫn nguyên vẹn ở chùa Đất Sét. Tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế được sắp xếp theo tư tưởng Tam giáo đồng viện (Phật - Nho - Lão). Có nhiều bức tượng kỳ công như pho tượng Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận có đến 1.000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị phật nhỏ ngồi tọa thiền. Tháp Đa Bảo cao 3,5 m với 13 tầng, 208 cửa, dưới chân tháp có 126 rồng nâng đỡ tháp.
Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi các pho tượng làm bằng đất sét mà còn bởi sáu cây nến lớn, mỗi cây nặng 200 kg và hai cây nến nhỏ, mỗi cây nặng 100 kg. 8 cây nến được đổ khuôn từ sáp nguyên chất trong nhiều tháng. Hai cây nến nhỏ được thắp từ ngày ông Tòng mất, cháy ròng rã đến nay đã 43 năm chưa một lần bị tắt vì bất cứ nguyên nhân gì. Sau khi hai cây nến nhỏ tắt, cặp nến lớn tiếp theo sẽ lần lượt được thắp. Dự kiến mỗi cây cháy khoảng 70 năm mới tắt. Như vậy, nếu đốt từng cây một thì phải mất khoảng 400 năm nữa.
Tất cả sản phẩm bằng đất sét đều được phủ lên bên ngoài bằng sơn và dầu bóng nên trông giống như làm bằng gỗ.
Cùng với nhiều ngôi chùa khác, chùa Đất Sét hôm nay là một trong những điểm đến khi tới Sóc Trăng và là ngôi chùa độc nhất vô nhị tại Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?