Trước khi biến mất khỏi màn hình rada của trạm kiểm soát, máy bay số hiệu QZ8501 của AirAsia đã không thể nâng độ cao như yêu cầu.
Lộ lý do máy bay QZ8501 AirAsia chuyển hướng trước khi mất tích |
Tại cuộc họp báo ở sân bay quốc tế Soekarno-Hatta (Jakarta, Indonesia) hôm nay, ông Bambang Cahyono, Phó Giám đốc Cơ quan Dịch vụ bay quốc gia Indonesia (AirNav) cho biết: “Trước thời điểm gặp nạn, ở khu vực của máy bay QZ8501 của AirAsia còn có tổng cộng 6 máy bay khác.
“Khi đang ở độ cao 34.000 feet và gặp thời tiết xấu, phi công của QZ8501 đã liên lạc đài kiểm soát không lưu vào lúc 6h17 ngày 28/7 (giờ địa phương) để yêu cầu được nâng độ cao lên 38.000 feet.
Tuy nhiên vào thời điểm đó, máy bay của hãng Garuda Indonesia đang ở độ cao 38.000 feet. Do vậy, máy bay QZ8501 không thể nâng lên vị trí đó và phải quay sang trái trước khi mất tích”.
2 tàu SS Valour và RSS Supreme của Singapore đã có mặt tại vùng biển Indonesia để tham gia lực lượng tìm kiếm chiếc máy bay QZ8501.
Ông Bambang Cahyono, cũng cho biết, sau thời điểm máy bay QZ8501 biến mất khỏi đài quan sát không lưu, cơ quan chứ năng Indonesia đã cố gắng nối liên lạc với máy bay này nhưng bất thành.
Hiện tại, lực lượng cứu hộ do Indonesia dẫn đầu, vẫn đang tiếp tục tìm kiếm dấu vết của máy bay AirAsia nhưng vẫn chưa có kết quả.
Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia cũng đang nỗ lực tìm kiếm. Ngay cả các ngư dân ở xung quanh vùng biển nơi máy bay mất tích, cũng đã được huy động tham gia tìm kiếm. Thế nhưng đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào của chiếc máy bay này.
Một số quốc gia như Úc, Singapore, Malaysia… cũng đã cử máy bay, tàu cứu hộ cùng các thiết bị tìm kiếm tối tân để hỗ trợ Indonesia tìm kiếm.
Được biết, máy bay mang số hiệu QZ 8501 của hãng hàng không AirAsia cất cánh từ Surabaya, Indonesia lúc 5h20' sáng 28/12 (giờ địa phương) và dự kiến hạ cánh vào lúc 8h30' tại sân bay Changi, Singapore. Nó đã mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào khoảng 7h24' (giờ địa phương).
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%