Cả 3 nơi phát hiện người ngộ độc thực phẩm (1 đám cưới, 2 đám tang) đều có chung một món ăn là bánh hú do một cơ sở ở Thái Bình sản xuất.
Các bệnh nhân ngộ độc thực phẩm được chăm sóc tại bệnh viện. |
Theo ghi nhận của PV, đến trưa nay (6/8), có hơn 200 bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm trong ngày 5/8 tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Hải Phòng đều đã qua cơn nguy kịch và lần lượt xuất viện.
Một số trường hợp đã điều trị ngộ độc thức ăn ổn định, nhưng tiếp tục điều trị do bệnh khác.
Được biết, những bệnh nhân được cấp cứu tại Trung tâm y tế quận Dương Kinh; Bệnh viện đa khoa Kiến An, Viện Y học Hải quân, Trạm y tế xã Tiên Thắng (Tiên Lãng) đều trong tình trạng đau bụng, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy...
Trong đó, 27 trường hợp có biểu hiện nặng như nôn nhiều, tiêu chảy liên tục, sốt cao và có nguy cơ truỵ mạch được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Kiến An cấp cứu.
Có gia đình phường Đa Phúc, quận Dương Kinh có tới 4 người bị ngộ độc thực phẩm phải đưa đi cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Kiến An, do ăn cỗ cưới tại gia đình ông Hồ Văn Bình.
Tính đến trưa 6/8, đã có 208 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn cỗ tại 3 gia đình ở quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn và huyện Tiên Lãng trên địa bàn TP. Hải Phòng.
Trong đó có 86 người bị ngộ độc do ăn cỗ đám cưới tại gia đình ông Hồ Văn Bình, ở khi Tiểu Trà, P. Hưng Đạo (quận Dương Kinh); 69 người ăn cỗ tại đám tang một gia đình ở tổ dân phố Dân Tiến, phường Minh Đức (Đồ Sơn) và 53 người ăn cỗ đám tang tại gia đình bà Phạm Thị Việt ở thôn Mỹ Lộc, xã Tiên Thắng (Tiên Lãng).
Các cơ sở y tế đã huy động nhân lực, trang thiết bị, đồng thời huy động thêm lực lượng hỗ trợ của các cơ sở y tế trên địa bàn để tập trung cấp cứu, điều trị, xử lý bù nước điện giải, giảm đau, chống nôn... kịp thời.
Ngay trong đêm 5/8 và ngày 6/8, các cơ quan chức năng của Sở Y tế Hải Phòng đã kiểm tra hiện trường, lấy 20 mẫu thực phẩm, 5 mẫu phân để xét nghiệm; tiêu huỷ toàn bộ số thức ăn còn lại trong đám cỗ; xử lý tiêu độc, khử trùng chất thải bệnh nhân...
Đến 10h ngày 6/8, các bệnh nhân đều đã qua cơn nguy kịch và lần lượt xuất viện. Một số trường hợp đã điều trị ngộ độc thức ăn ổn định, nhưng tiếp tục điều trị do bệnh khác.
Theo lời kể lại của các bệnh nhân và nhận định ban đầu của các cơ sở y tế, nhiều khả năng các vụ ngộ độc thực phẩm nói trên do ăn bánh hú không bảo đảm vệ sinh.
Cả ba nơi xảy ra ngộ độc thực phẩm đều có chung một món ăn là bánh hú do một cơ sở ở Thái Bình sản xuất. Trong đó, có những cháu bé không ăn cỗ nhà đám, mà chỉ được bố mẹ mang phần bánh hú về ăn cũng bị ngộ độc.
Hiện, ngành y tế Hải Phòng đang tích cực điều tra, xác định nguyên nhân gây ngộ độc. Đồng thời tăng cường khuyến cáo người dân phòng ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm tương tự. Đồng thời, phối hợp cùng các cơ quan chức năng của Hải Phòng kiểm tra, xử lý.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?