“Chị nhà báo ơi, xin hãy cứu lấy con em. Nhà em không còn tiền nữa, bố cháu đang bắt đưa con về lo hậu sự…”.
Cháu Thanh Hiền tại bệnh viện |
Chị Phượng đôi mắt ầng ậc nước, đỏ hoe nói với tôi: “Chị nhà báo ơi, xin hãy cứu lấy con em. Nhà em không còn tiền nữa, bố cháu đang bắt đưa con về lo hậu sự…”.
Cháu Nguyễn Thị Thanh Hiền (sinh năm 2008) là con thứ hai trong gia đình chị Phượng anh Lâm. Cháu bé lanh lợi, nhanh nhẹn, đang ăn ngủ chơi đùa ngoan ngoãn là thế mà bỗng dưng đổ bệnh.
Cuối năm 2012, cháu Thanh Hiền bị sưng 2 mắt cá chân và nổi hạch ở cổ tay. Gia đình cũng cứ nghĩ là bình thường, mua thuốc cho cháu uống nhưng mãi không khỏi. Đến khi được bệnh viện Tỉnh Phú Thọ chuyển xuống viện Nhi TW, cháu Hiền lại được chẩn đoán viêm khớp.
Nằm điều trị ở bệnh viện 17 ngày liên tục với đủ loại thuốc kháng sinh cả uống cả tiêm truyền và cái chân vẫn cứ sưng tấy, hạch thì ngày một to, còn lộ rõ cả những vân máu.
Thấy bệnh không hết, gia đình lại nghèo khó, không còn tiền nên cha mẹ cho Hiền về quê điều trị thuốc nam. Thế nhưng về nhà được mấy hôm thì Hiền sốt, da xanh xao tím tái.
Ngay lập tức, Hiền được gia đình đưa về bệnh viện Tỉnh truyền máu. Ngay khi sức khỏe hồi phục, các bác sĩ lại động viên gia đình cố gắng vay mượn đưa con về bệnh viện Nhi TW điều trị.
Cố gắng vay mượn ông bà hai bên được đôi triệu, chị Phượng đưa cháu Hiền xuống viện Nhi. Nhưng khi ở viện chưa được 1 ngày thì Hiền lại được các bác sĩ chuyển viện sang Viện huyết học truyền máu TW.
Tại đây, sức lực cuối cùng của chị Phương như bị vắt kiệt. Chị gục xuống sau khi nghe bác sĩ kết luận Hiền bị bạch cầu tủy.
Thế là từ đó cho đến nay, Hiền phải nằm lì ở viện, ngày ngày truyền hóa chất những mong kéo dài sự sống.
Bác sĩ Mai Lan trực tiếp điều chị cho biết: bệnh của Hiền hiện đã rất nặng. Nếu gia đình vẫn đưa cháu về quê thì cố lắm cũng chỉ đôi ba tháng. Ở viện điều trị thì còn được vài năm…
Hiền mới 4 tuổi, cháu có thẻ bảo hiểm y tế nhưng bệnh của Hiền buộc phải sử dụng rất nhiều thuốc tiêm ngoài danh mục bảo hiểm. Khi phát hiện ra bệnh, chị Phượng mẹ cháu lúc ấy quá hoảng loạn, đã kí vào tất cả các loại giấy tờ mua thuốc thang để tiêm cho con… chỉ với một suy nghĩ duy nhất: phải cứu lấy con.
Nhưng sau này, khi bình tĩnh lại, được giải thích về liệu trình điều trị, thuốc thang có quá nhiều thuốc lên tới cả triệu bạc ngoài danh mục bảo hiểm, chị lại như chết đứng. Vì chị chẳng còn tiền nữa, anh chị còn 2 đứa nhỏ phải nuôi, còn cả bố mẹ già phải chăm sóc. Mấy tháng rồi, từ ngày con bệnh, cả nhà chỉ trông vào chưa đầy 3 triệu làm thuê của bố cháu.
Chị Phượng kể: con mình mang nặng đẻ đau, chăm bẵm bao nhiêu lâu, giờ con bệnh mà mình bất lực vì không có tiền, đau lắm chị ơi…Bố cháu cũng sốt ruột nhưng động viên mẹ cho con về nhà lo hậu sự, đành phải coi như mất đứa con này vì chẳng còn tiền nữa. Tiền đóng học đầu năm của hai đứa nhỏ ở nhà còn chưa đóng được…
Nhiều hôm chọc tủy, tiêm tủy xong, Hiền chẳng ăn được cơm, cháu chỉ thèm sữa. Nhưng chị Phượng cũng chẳng có tiền mua sữa cho con. Chị cứ mang cốc đi khắp tầng 6 khoa Bệnh máu trẻ em, xin mỗi người 1 – 2 thìa cho con tẩm bổ. Rồi con chị đòi ăn mỳ tôm chứ không thích ăn cơm từ thiện ở bệnh viện mà chị cũng tiết kiệm, không dám mua cho con…
Khi phóng viên gặp mẹ con chị Phượng ở bệnh viện, chị mở ví cho tôi xem, còn đúng 55.000 đồng trong túi. Chị nói, những ai vay mượn được, gia đình chị đều cố gắng rồi. Bây giờ chồng chị một mực bắt đưa con về, chị đau quá chẳng biết phải làm thế nào vì đưa về là con sẽ chết.
Biết con chết vì không có thuốc, trái tim mẫu tử của chị Phượng như đang chết mòn…
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
Chị Trần Thị Hồng Phượng (sinh năm 1985 ở xóm Gò Cao, xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. ĐT 0989644356.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?