Quan niệm yêu là cưới, sống thử thành thật khiến nhiều cặp đôi sinh viên trở thành những ông bố, bà mẹ trẻ “bất đắc dĩ”.
“Vợ chồng sinh viên” sống trong căn nhà trọ chưa đầy 10m2 với những vật dụng đơn sơ. |
Dù được bố mẹ hai bên đồng ý, bạn bè ủng hộ nhưng họ đã gặp không ít khó khăn trong cuộc sống từ vấn đề kinh tế đến lĩnh vực tình cảm, kinh nghiệm sống.
Vợ chồng chưa có…ngày cưới
Trong căn nhà trọ lụp xụp, ẩm ướt chưa đầy 10m2 với những vật dụng vừa đủ để sống, có lúc đây là nơi chui ra chui vào của cả 3 người: hai vợ chồng và một đứa con nhỏ. Họ sống trong khu dành cho những người lao động, những người có gia đình. Họ cũng bắt đầu những lo toan, bắt đầu cuộc sống vợ chồng và gánh nặng con cái. Chỉ có điều khác hơn, họ là những sinh viên và họ còn rất trẻ.
Dãy phòng trọ lụp xụp, nơi những vợ chồng sinh viên sinh sống.
Chồng là P.V.Thắng sinh năm 1990, quê ở Bắc Giang, vợ là N.T.The sinh năm 1991, quê ở Vĩnh Phúc. Quen nhau và bén duyên năm 2009, khi Thắng là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Mỏ- Địa chất, The là sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Bách Khoa. Sau một thời gian yêu đương, họ quyết định dọn về ở cùng để giảm bớt các khoản sinh hoạt phí.
Cho đến năm 2011, khi The mang thai thì họ chính thức thành vợ thành chồng, đón “sản phẩm” của tình yêu trong niềm vui thì ít mà nỗi lo thì nhiều. Dù được hai bên gia đình chấp thuận nhưng họ không thể cậy nhờ. Bởi lẽ, gia đình The là gia đình thuần nông, mẹ đi giúp việc kiếm tiền nuôi các em ăn học; gia đình Thắng thì hoàn cảnh hơn bởi bố mẹ đã li hôn, mẹ phải chạy thận hàng tuần nên họ phải “tự lực cánh sinh”.
Để lo toan cho vợ bụng mang dạ chửa, Thắng đã vừa học vừa chạy xe ôm kiếm tiền trang trải cuộc sống. Còn The đành bảo lưu kết quả vì không thể học tiếp. Gánh nặng cơm áo đè nặng khiến Thắng không thể đều đặn một buổi đến lớp, một buổi đi làm như quyết tâm ban đầu. Rồi nợ môn, túng bấn nên Thắng nghỉ hẳn, bảo lưu để chuyên tâm đi làm lo cho vợ con.
Có những khoảng thời gian không có khách đi xe, không có tiền Thắng đã phải cắm thẻ sinh viên để có tiền trang trải. Cũng có những khi vợ chồng to tiếng qua lại cũng chỉ vì tiền. Nhắc lại quãng thời gian cực nhọc đã qua, Thắng nghèn nghẹn: “Đôi khi, mình cũng muốn buông xuôi nhưng nghĩ đến trách nhiệm, nghĩ đến vợ con nên mình phải cố”.
Theo dự định ban đầu, sau khi The sinh con, họ sẽ làm một đám cưới nhỏ để thông báo rộng rãi cho người thân và bạn bè nhưng đến nay khi con đã biết chạy, biết nói họ vẫn chưa thể làm đám cưới vì chưa đủ tiền.
Sống nhờ bố mẹ vẫn… khổ
Khi vào năm cuối của trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Phúc, K.T.K.Tuyến lớp Sư phạm Âm nhạc quyết định lấy chồng vì lỡ có thai. Chồng là công an nghĩa vụ nhưng bố mẹ chồng đều là bác sĩ của bệnh viện 109 nên xem ra cuộc sống vợ chồng dù chưa có công việc ổn định vẫn có thể tạm yên tâm. Tuy không phải lo đến miếng ăn nhưng lại có nhiều điều phải đau đầu.
Mẹ chồng chăm cháu khi cả hai vợ chồng đều đang là sinh viên.
Sinh con xong cũng trùng vào khoảng thời gian mới ra trường đợi việc, nên Tuyến chỉ ở nhà chăm con. Nhưng người mẹ 21 tuổi vụng về, lóng ngóng chỉ việc trông con cũng không xong lại trở thành là cái gai trong mắt mẹ chồng. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn, khiến Tuyến luôn cảm thấy áp lực và mệt mỏi. Nhưng đang còn phải sống nhờ và ăn bám nên Tuyến đành chịu đựng để giữ hòa khí trong gia đình. Tuyến chia sẻ: “Mình thấy vô cùng hối hận vì đã lấy chồng sớm và nhất là khi chưa có việc làm ổn định. Sống dựa vào người khác thì không thể sống vui được”.
Khi còn là sinh viên trường Đại học Thành Đô, Nguyễn Nguyện Đắc và Phạm Thị Hồng Nhung được cho là đôi trai tài gái sắc. Hai gia đình cũng ở gần và là chỗ thân quen qua lại nên khi đôi trai gái thông báo có thai đã vui vẻ tổ chức đám cưới. Thời gian đầu, xem ra “xuôi chèo mát mái”, đôi bạn bè được hai bên gia đình tận tình quan tâm, chăm sóc. Nhung mang thai nên ở nhà, còn Đắc vẫn tiếp tục đi học.
Mọi rắc rối cũng bắt đầu từ đây. Một thời gian, Nhung xuống ở phòng trọ “giám sát” chồng đi học nhưng ăn uống thất thường lại không có kinh nghiệm nên bị động thai. Thấy vậy, gia đình bắt Nhung về quê để tiện chăm sóc. Về phía Đắc thì dù đã có gia đình nhưng vẫn “chứng nào tật ấy”, tụ tập bạn bè, ăn chơi đàn đúm. Không chịu được cảnh, chồng ăn chơi, bay nhảy bên ngoài, không màng học tập Nhung một mực “đòi” chồng nghỉ học, về quê. Việc học dang dở cộng thêm không có việc làm nên vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi vã dẫn đến việc “cơm không lành, canh chẳng ngọt”.
Trước câu hỏi có hối tiếc điều gì không, cả hai đều cười nhạt rồi im lặng, ánh mắt tránh nhìn vào nhau…
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Từ 15/1/2025: Đi xe máy mới mua chưa có đăng ký xe và chưa có biển số sẽ bị CSGT tịch thu, đúng không?
- 230 triệu năm trước, có một trận mưa kéo dài suốt 2 triệu năm, đưa loài khủng long lên vị trí thống trị
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước