Ngày thi thứ hai của kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2012 (3/6) được nhiều phụ huynh và học sinh đánh giá là ngày thi khó khăn nhất. Bởi lẽ, Đia lý và Lịch sử đều là những môn học xã hội có dung lượng lý thuyết khổng lồ.
|
Xếp lịch thi không hợp lý: Bộ làm khó thí sinh
Từ sáng sớm, nhiều thí sinh đã có mặt tại cổng trường để tránh gặp phải một số sự cố về giao thông. Trên khuôn mặt mỗi thí sinh luôn tỏ vẻ lo lắng, bồn chồn. Rất nhiều em cầm trên tay tập tài liệu liên quan đến môn Địa Lý để đọc lướt qua các kiến thức đã học.
Những câu đối thoại của các em học sinh như: - Bạn đã ôn hết môn Địa chưa? - Tớ chưa ôn được nhiều vì thời gian gấp quá. Tớ quyết định chỉ học những phần quan trọng thôi… diễn ra phổ biến.
Nhìn vào danh sách các môn thi Tốt nghiệp THPT năm nay, cả 3 môn khối C đều được Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa vào (những năm trước, thường chỉ có 2 môn khối C: Ngữ Văn – Địa Lí hoặc Ngữ Văn – Lịch Sử).
Từ nhiều năm nay, Bộ thường xếp lịch thi xen kẽ giữa các môn khối C với các môn khối A,B,D chứ rất hiếm khi xếp 2 môn khối C thi cùng một ngày. Bởi lẽ, nội dung kiến thức của các môn học khối C rất nặng về lý thuyết. Nếu như kiến thức Ngữ Văn nặng về trích dẫn dẫn chứng, khả năng hành văn, phân tích, bình luận, chứng minh… thì Địa Lí lại nặng về việc ghi nhớ số liệu, vị trí địa lý, các điều khiện tự nhiên, xã hội... Còn Lịch sử yêu cầu thí sinh phải nhớ thời gian, sự kiện, và những con số.
Do đó, nếu thí sinh không được ôn tập một cách kỹ lưỡng và nhắc đi nhắc lại kiến thức một cách liên tục, thường xuyên thì việc nhớ nhầm, nhớ sai, lẫn lộn kiến thức… dễ xảy ra.
Lo lắng trước giờ thi
Nhiều phụ huynh và các em học sinh tỏ ra rất lo lắng trước giờ thi. Em Phùng Quang Hiệu, học sinh lớp trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết: “Năm nay, Bộ Giáo dục sắp xếp lịch thi chưa hợp lý vì cả ba môn thi khối C chỉ thi trong 2 ngày liên tiếp, chỉ cách nhau bằng môn Hóa Học (diễn ra vào chiều thứ 2). Việc thi liên tục các môn khối C như trên gần tương đương với sức ép thi cử của kỳ thi đại học. Trong khi đó, chúng em còn phải đầu tư để học những môn khác như Toán, Anh, Hóa. Do đó, mặc dù rất cố gắng nhưng vẫn còn một số kiến thức về môn học Địa Lí, Lịch Sử, em chưa nhớ hết”.
Không chỉ học sinh mà nhiều bậc phụ huynh cũng tỏ ra lo lắng. Bác Phạm Xuân Đường, một phụ huynh ở Từ Liêm, Đông Anh, Hà Nội, chia sẻ: “Tối qua, để ôn tập bài vở chuẩn bị cho ngày thi hôm nay, con tôi đã gần như thức trắng đêm. Nó nhăn nhó với tôi là nhiều kiến thức phải học quá, trong khi đó thời gian chỉ có hạn. Tôi rất lo cho kết quả thi cử của con tôi”.
Trong hai môn thi tốt nghiệp ngày hôm nay, nhiều học sinh nhận định: Đề bài môn Địa Lí sẽ dễ làm hơn môn Lịch Sử. Bởi lẽ, những năm trước, bao giờ cấu trúc đề thi môn Địa Lí cũng có một câu hỏi thực hành chiếm dung lượng từ 3 đến 3,5 điểm. Nếu nắm chắc kỹ năng phân tích đề bài, xử lý số liệu, vẽ biểu đồ, nhận xét,… thì không quá khó để đạt mức điểm khá cho môn thi này.
Vui, buồn đan xen
Khoảng 10h15, các thí sinh bước ra cổng trường với nhiều tâm trạng khác nhau. Theo một số học sinh tại trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội, đề thi năm nay dài với tổng số 8 câu hỏi nhỏ. Tuy nhiên, các câu hỏi không khó. Phần chung cho tất cả các thí sinh đều có trong chương trình sách giáo khoa.
Thí sinh Nguyễn Lan Hương, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Tuy thời lượng làm bài hơi ít so với dung lượng câu hỏi, tuy nhiên, em vẫn làm được khoảng 80%”. Trái ngược lại với kết quả của Hương, Phạm Minh Thái (Xuân Thủy, Cầu Giấy) lại không hoàn thành tốt bài thi do câu hỏi trong đề thi không thuộc vùng kiến thức ôn tập của học sinh này.
Đề bài môn Địa Lí năm nay, đòi hỏi các thí sinh phải nắm được kiến thức cơ bản và của toàn bộ chương trình học, từ kiến thức về điều kiện tự nhiên đến kinh tế xã hội. Nếu thí sinh học tủ, nguy cơ thi là bài thi không tốt là rất cao.
Theo quan sát của phóng viên tại trường THPT Cầu Giấy, tình trạng mang phao thi vào trong phòng thi của một số thí sinh vẫn xảy ra. Để đảm bảo cho những môn thi tiếp theo diễn ra khách quan và hiệu quả nhằm đánh giá đúng thực lực của học sinh.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%