Nhiều sở GD-ĐT các tỉnh phía Bắc đánh giá số hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm nay sụt giảm mạnh mẽ nhất trong nhiều năm qua.
Sở GD-ĐT Hà Nội bàn giao hồ sơ cho các trường - Ảnh: Quang Thế |
Bức tranh tuyển sinh ĐH, CĐ các trường ĐH phía Bắc trong buổi bàn giao hồ sơ từ các địa phương do Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GD-ĐT tổ chức có nhiều khác biệt so với mọi năm...
“Giảm sâu chưa từng có”
Đó là nhận định của ông Nguyễn Văn Long - phó trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Thanh Hóa. Tại Thanh Hóa, tổng số học sinh lớp 12 và thí sinh tự do được thống kê lên đến 65.000, nhưng tổng số hồ sơ dự thi chỉ 63.000, giảm đến 16.000 so với năm 2012. “Dù dự báo số hồ sơ giảm do thí sinh đã biết lựa sức mình hơn và vì lệ phí thi năm nay tăng, nhưng Sở GD-ĐT Thanh Hóa cũng không thể ngờ mức sụt giảm lại mạnh mẽ đến vậy. Con số mấy vạn sinh viên Thanh Hóa ra trường không tìm được việc làm vừa công bố đã tác động mạnh đến nhận thức của học sinh. So số hồ sơ và số học sinh thực tế thấy rất rõ có hàng nghìn em thuộc diện thí sinh của mọi năm đã không còn đăng ký thi ĐH, CĐ nữa”- ông Long nói.
Ngoài ra, Quảng Ninh giảm 1.000 hồ sơ so với năm 2012 (còn hơn 24.000 hồ sơ), Phú Thọ giảm hơn 2.000 hồ sơ (đạt 18.719 hồ sơ), Hà Nam giảm 2.000 hồ sơ, Bắc Giang giảm 6.000 hồ sơ so với năm 2012... Địa phương ghi nhận sự tăng “nhè nhẹ” về số hồ sơ là Hà Nội đạt 165.000 (tăng 1.000 hồ sơ so với năm trước) được lý giải là do số học sinh lớp 12 năm nay tăng đến hơn 3.000 so với năm 2012.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho hay thống kê ban đầu của buổi bàn giao hồ sơ cho thấy lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường ĐH phía Bắc năm 2013 giảm 10-20% so với năm 2012.
Giảm nhưng... vui
Một khác biệt lớn trong tuyển sinh phía Bắc năm nay là trong xu hướng giảm chung lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ thì tỉ lệ học sinh các tỉnh chọn thi các trường ĐH địa phương gần nhà gia tăng. Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi nhiều nhất của tỉnh Thanh Hóa là Trường ĐH Hồng Đức - Thanh Hóa (hơn 6.550 hồ sơ/tổng số gần 63.000 hồ sơ toàn tỉnh); ở Sơn La là Trường ĐH Tây Bắc (3.534 hồ sơ/tổng số hơn 11.000 hồ sơ), Trường CĐ Sơn La (1.799 hồ sơ); ở Hải Phòng là Trường ĐH Hải Phòng (7.900 hồ sơ/hơn 34.000 hồ sơ), Trường ĐH Hàng hải (7.500 hồ sơ), Trường ĐH Y Hải Phòng (3.000 hồ sơ)...
Sự thuận lợi trong điều kiện học tập gần nhà, tiết giảm chi phí sinh hoạt khi theo học 4- 5 năm ĐH đã khiến nhiều thí sinh, phụ huynh quan tâm hơn đến các trường ĐH đóng trên địa bàn thay cho việc khăn gói về Hà Nội để phải gánh những khoản chi phí đắt đỏ.
Điều đáng nói dù hồ sơ giảm, nhưng các cán bộ tuyển sinh đều cho rằng “đây là dấu hiệu đáng mừng” vì thí sinh đã có trách nhiệm với quyết định của mình hơn, giảm số hồ sơ ảo, giảm cả số lượng học sinh quá kém vẫn cố bằng mọi giá thi ĐH thay cho con đường khác phù hợp hơn. Thậm chí với Vĩnh Phúc, sự sụt giảm hồ sơ được xem là thành công trong chiến lược phân luồng đang được tỉnh này thực hiện mạnh mẽ. Theo thống kê của Vĩnh Phúc, số học sinh lớp 12 của tỉnh vẫn ở mức khoảng 13.000, nhưng số hồ sơ dự thi năm nay giảm đến hơn 4.200. Theo bà Vũ Thị Bích Ngọc - trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, tỉnh đang áp dụng mức hỗ trợ ưu đãi mạnh cho học sinh THCS, THPT theo học các trường nghề. Theo đó, nếu học sinh học CĐ nghề sẽ được hỗ trợ 450.000 đồng/tháng, trung cấp nghề được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng, học sinh bổ túc văn hóa nghề sẽ còn được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/tháng. Với quy hoạch đào tạo nghề cung cấp nhân lực cho khu công nghiệp của tỉnh, chính sách đặc biệt này của Vĩnh Phúc đã khiến nhiều thí sinh, phụ huynh quyết định chọn con đường học nghề thay cho việc cố thi bằng được CĐ, ĐH như trước đây.
Kinh tế “tốp trên” vẫn khỏe
Trong khi khối ngành kinh tế có số hồ sơ giảm mạnh thì các trường ĐH kinh tế lâu năm, có uy tín, có truyền thống đào tạo tốt vẫn giữ được “phong độ” ổn định. Bà Lê Thị Thu Thủy - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Ngoại thương - cho hay dù chưa có số hồ sơ từ các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ chuyển qua bưu điện, nhưng số hồ sơ trường nhận bàn giao trong ngày 5-5 đã đạt mức 8.500 bộ, tăng khoảng 300 hồ sơ so với năm trước. “Phân khúc trình độ học sinh lựa chọn vào trường tương đối ổn định. Kinh nghiệm các năm tuyển sinh cho thấy thí sinh có nguyện vọng thi vào Trường ĐH Ngoại thương thường đã xác định và tập trung học tập ngay từ lớp 10” - bà Thủy phân tích.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%