Malaysia và Singapore đã không mấy khó khăn để có được huy chương Olympic.
Lực sỹ Trần Lê Quốc Toàn |
Tại SEA Games 26, đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) đoạt 96 HCV, gần bằng cả Malaysia và Singapore cộng lại. Nhưng tại Olympic 2012 là một câu chuyện hoàn toàn khác khi những niềm hy vọng của TTVN cứ thay nhau rơi rụng trong khi hai nước nói trên lại không mấy khó khăn để có được huy chương.
Học từ "láng giềng"
Tính đến thời điểm này, đã có 4 nước Đông Nam Á giành được huy chương là Thái Lan (1 HCB), Indonesia (1 HCB, 1 HCĐ), Malaysia (1 HCB) và Singapore (2 HCĐ). Đây là những quốc gia láng giềng với Việt Nam, có sự tương đồng về điều kiện tự nhiên, con người, cũng như trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật cũng như tiềm năng phát triển thể thao. Thế nhưng, bằng những định hướng đúng đắn, những chiến lược đầu tư dài hơi, các quốc gia này đã hòa nhập rất nhanh với thể thao thế giới và việc đoạt huy chương Olympic giờ không phải là nhiệm vụ quá khó khăn.
Chẳng hạn như Thái Lan, từ lâu họ nổi lên rất mạnh ở hai môn thể thao cơ bản tại các kỳ Olympic là boxing và cử tạ. Vì thế, trong việc chuẩn bị cho Olympic họ luôn ưu tiên đầu tư tối đa cho các VĐV của hai môn này. Bên cạnh đó, chính phủ Thái Lan còn kêu gọi các doanh nghiệp ủng hộ các VĐV bằng những khoản tiền thưởng kếch xù. Nhờ kế hoạch săn vàng hợp lý như vậy nên Thái Lan luôn dễ dàng có huy chương tại các kỳ Olympic.
Nhưng đáng học hỏi nhất chính là Singapore - quốc gia luôn bị TTVN bỏ rất xa tại các kỳ SEA Games, tại Olympic này đã đoạt được 2 tấm HCĐ quý giá. Thành tích đó là kết quả tất yếu của một quá trình chuẩn bị rất chu đáo. Trước khi Olympic khởi tranh 1 năm, Viện Thể thao Singapore đã đăng ký cho VĐV của họ tập huấn dài hạn với hai giai đoạn tại Surrey, tổ hợp thể thao gần làng Olympic.
Bên cạnh đó, thể thao Singapore còn ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác với các nền thể thao phát triển trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản để đào tạo VĐV ngay sau khi Olympic kết thúc.
Indonesia và Malaysia cũng rất biết cách để điền tên mình trên bản đồ thể thao thế giới khi kiên trì phát triển những môn thể thao thế mạnh của mình. Với Indonesia là cử tạ còn Malaysia là cầu lông.
Trường hợp VĐV cử tạ Eko Yuli Erawan (Indonesia) là điển hình khi anh đoạt huy chương ở hai kỳ Olympic liên tiếp ở 2 hạng cân khác nhau. Trong khi đó, thể thao Malaysia tuy chưa thể có tấm HCV như mong đợi, nhưng việc Lee Chong Wei đoạt HCB ở môn cầu lông cũng cho thấy định hướng đúng đắn của quốc gia này.
Thu hút tài năng thể thao gốc Việt về thi đấu
Đến giờ khi các môn thi đấu đã gần kết thúc, ngành thể thao vẫn chưa có 1 kế hoạch cụ thể "hậu" Olympic để hướng đến đại hội tại Rio de Janeiro sau đây 4 năm nữa. Những VĐV có tiềm năng của TTVN thi đấu vượt xa cả kỳ vọng tại Olympic vừa qua như Trần Lê Quốc Toàn, Ánh Viên hay Hoàng Xuân Vinh vẫn chưa được đảm bảo sẽ được đầu tư kỹ lưỡng hướng đến việc chinh phục huy chương tại Olympic 2016.
So với Singapore, Việt Nam đang đi sau về chính sách thu hút nhân tài về thi đấu, dù rằng tài năng thể thao gốc Việt đang tỏa sáng khắp năm châu. Tại Olympic 2012, VĐV thể dục dụng cụ Marcel Nguyen của Đức đã đoạt liền 2 HCB hay đô vật Carol Huỳnh của Canada đã từng vô địch Olympic 2008 và là ứng viên số 1 cho tấm HCV ở hạng cân 48kg nữ ở Olympic 2012.
Thiết nghĩ nếu có những chính sách phát triển hợp lý, lâu dài, đầu tư trọng điểm cho Olympic, các VĐV thể thao gốc Việt sẽ không ngại về thi đấu cho quê hương xứ sở và khi đó TTVN sẽ không đau đáu với việc chinh phục tấm HCV Olympic.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?