Cứ 2 năm một lần, nhân loại lại được thăng hoa, được “ăn bóng đá, ngủ bóng đá” trong suốt cả tháng trời. Cứ sau World Cup là tới Euro. Bất chấp tất cả, bóng đá cứ tưng bừng chinh phục hàng tỉ người xem trên hành tinh này.
|
Euro là giải bóng đá các quốc gia châu Âu, nhưng từ lâu nó đã là một trong hai giải bóng đá lớn nhất thế giới, có chất lượng cao nhất thế giới.
Ý - Tây Ban Nha sẽ là trận đấu rất nóng ở loạt trận mở màn Euro. (Ảnh: AFP)
Từ ngày 8/6 - 2/7, 16 đội bóng châu Âu chọn các sân cỏ của hai quốc gia Ba Lan và Ukraine để tranh tài. Đây là hai quốc gia thuộc Đông Âu còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng không hề thiếu thành tích bóng đá đỉnh cao, và nhất là không thiếu sự cuồng nhiệt đam mê bóng đá. Liệu Euro 2012 có đưa được nền kinh tế của hai quốc gia này thoát khỏi khủng hoảng hay không thì còn phải chờ, nhưng ngay từ bây giờ, các sân cỏ Ba Lan và Ukraine đã “phóng” được thế giới lên vòm trời bóng đá đỉnh cao.
Chưa thể nói gì về cơ hội của 16 đội tham gia Euro lần này khi bóng chưa lăn, nhưng có thể dự đoán là rất nhiều bất ngờ sẽ xảy ra tại giải đấu này. Sẽ khó có những cuộc lật đổ nhưng sẽ có những cú lột xác ngoạn mục của một số đội bóng, và điều mà người hâm mộ chờ đợi nhất là sẽ xuất hiện những ngôi sao mới trên bầu trời bóng đá châu Âu, những ngôi sao chinh phục hàng tỉ người hâm mộ bằng tài năng mang tính đột phá của mình. Cứ tưởng, sau một mùa giải căng thẳng ở các quốc gia và ở châu Âu với cấp độ câu lạc bộ, nhiều cầu thủ, kể cả những ngôi sao đang ở đỉnh cao, sẽ mệt mỏi và đánh mất phong độ khi vào Euro, nhưng hình như không phải vậy. Xem một số trận đấu giao hữu trước giải, người ta thấy những ngôi sao cũ vẫn đứng vững trên đôi chân của mình, vẫn trình diễn được những pha bóng với phong độ cao, và cũng thấy được những ngôi sao mới đang chờ tỏa sáng khi giải chính thức bắt đầu.
Đó là môn thể thao vừa xa xỉ vừa bình dân bậc nhất trên tất cả các môn thể thao, nó tạo nên cung bậc cảm xúc ngang nhau giữa nguyên thủ quốc gia với người rửa bát trong nhà hàng |
Kinh tế có thể đang ở thời kỳ suy thoái, nhưng bóng đá thì không. Các câu lạc bộ lớn ở châu Âu vẫn vung tiền mua cầu thủ bằng những mức giá chóng mặt, trả cho những ngôi sao những mức lương “khủng” khó tưởng tượng, và cầu thủ chuyên nghiệp mỗi khi ra sân chỉ còn nghĩ tới việc chơi bóng mà không bận tâm về bất cứ cái gì khác. Bóng đá đỉnh cao có thể rất “chảnh” như thế, nhưng nó phục vụ cho tất cả mọi người yêu bóng đá, nó khiến cuộc đời này lạc quan và đáng sống hơn.
Euro 2012 là ngày hội bóng đá không chỉ của châu Âu, bởi bóng đá bây giờ đã toàn cầu hóa, cứ trận cầu nào từ “kinh điển” tới “siêu kinh điển” là có hàng tỉ người xem qua truyền hình. Đó là môn thể thao vừa xa xỉ vừa bình dân bậc nhất trên tất cả các môn thể thao, nó tạo nên cung bậc cảm xúc ngang nhau giữa nguyên thủ quốc gia với người rửa bát trong nhà hàng, nó khiến những đứa trẻ mơ những giấc mơ đẹp nhất, còn những người già tìm lại được nguồn sống tươi trẻ nhất. Bóng đá là của mọi người.
Hào quang bóng đá không chỉ tới từ những ngôi sao sân cỏ, nó tới từ cảm xúc thăng hoa của mọi người xem, nó lấp lánh trên những khoảng trời cao rộng và lấp lánh cả trong những căn nhà tồi tàn, miễn ở đó có một chiếc ti vi. Bóng đá thuộc về nhân loại.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?