Trong số 148 cây trên đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) sắp đốn hạ có tới hơn 120 cây xà cừ có đường kính hơn 50 cm.
![]() |
Hà Nội chặt sạch cổ thụ dọc tuyến đường sắt trên cao |
Sáng 22/1, ông Trần Trọng Hiếu, Trưởng phòng Quản lý môi trường, Sở Xây đựng Hà Nội cho hay, toàn bộ 148 cây xà cừ (sọ khỉ) cổ thụ sẽ bị đốn hạ phục vụ thi công, vận hành tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trong số này, 123 cây có đường kính trên 50 cm. Thời gian đốn hạ bắt đầu từ ngày 23/1, kết thúc vào 15/2 (ngay trước Tết Nguyên đán).
Toàn bộ số gỗ đốn hạ do Công ty cây xanh thực thực hiện dưới sự giám sát của Ban duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật sẽ được Sở Tài chính định giá theo thị trường. Số tiền này sẽ được xung vào ngân sách. Tuy nhiên mức giá cho một khối gỗ không được công bố.
Trước ý kiến chỉ đốn hạ đối với những cây xanh cong, sâu đục có nguy cơ đổ gãy, còn cây cao lớn thì nên cắt tỉa, ông Hiếu lý giải, cây xà cừ không nằm trong danh sách cây xanh đô thị. Đây là loại cây có thân lớn, tán rộng nhưng thuộc nhóm rễ chùm có nguy cơ bật gốc cao khi xảy ra mưa bão cần dứt điểm đốn hạ để đảm bảo tuyệt đối an toàn thi công, vận hành tuyến đường sắt trên cao.
Hàng cây này sẽ được thay thế trồng mới bằng cây lát hoa, sao đen có đường kính trên 15 cm.
Trước đó, Sở Xây dựng đã kiểm tra cấp phép cho chủ đầu tư chặt hạ 112 cây, dịch chuyển 91 cây nằm trong mặt bằng xây dựng các nhà ga, trụ cầu và cắt tỉa 79 cây có cành vươn vào phạm vi thi công lao dầm trên tuyến đường Nguyễn Trãi – Trần Phú.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông được khởi công từ ngày 10/10/2011 được đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng với tổng chiều dài 13,08 km và sẽ đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông. Tuyến gồm 12 ga đón tiễn khách và khu Depo tại Phường Phú Lương, Hà Đông.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'