Nguyên nhân dẫn tới sự cố sập đà giáo đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông là do đà giáo thi công không chịu được tải trọng của khối bê tông...
![]() |
'Sập giàn giáo là do đà giáo không chịu được bê tông' |
Trao đổi với pv, ông Trần Xuân Sanh - Cục trưởng Cục QLXD&CTGT cho biết: Đánh giá ban đầu là do đà giáo thi công không chịu được tải trọng của khối bê tông, nhà thầu đã thi công đổ bê tông lệch về một phía, đà giáo bị biến dạng làm sụt đổ phần bê tông chưa ninh kết, bê tông sụt rơi xuống đường.
“Theo quy trình thi công mũ trụ H7, nhà thầu phải bơm bê tông vào giữa trụ cầu và bê tông sẽ tràn đều sang hai bên mũ trụ tạo nên sự cân bằng lực. Thế nhưng, thực tế đơn vị thi công (nhà thầu) đã bơm bê tông lệch sang một bên mũ cầu dẫn tới mất cân bằng lực sập đè đà giáo”, ông Sanh nói rõ.
Ông Sanh cũng cho biết thêm, nguyên nhân còn do hệ đà giáo không an toàn, không đủ khả năng chịu lực trong trường hợp bất lợi nhất như sự cố.
Theo ông sanh, sở dĩ chiếc xe taxi bị đà giáo đè bẹp là do khâu tổ chức thi công công trường đã không tiến hành phong tỏa giao thông khi thi công đổ bê tông mũ trụ H7. Đây là sai phạm nghiêm trọng chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc tăng cường đảm bảo ATGT, an toàn lao động trong quá trình triển khai thi công dự án công trình giao thông.
“Theo quy định, khi tiến hành đỗ bê tông mũ trụ H7, tổ chức thi công công trường phải phong tỏa giao thông, không để cho người và phương tiện đi vào khu vực này. Thế nhưng ở sự cố sập đà giáo vừa qua, trong lúc đang đổ bê tông đơn vị thi công vẫn để mặc người điều khiên phương tiện đi vào, nên khi giàn giáo sập đã đè lên chiếc xe taxi và người ngồi trong xe”, ông Sanh cho biết.
Kết quả kiểm tra hiện trường sự cố của Cục QLXD&CLCTGT (Bộ GTVT) cho thấy, kết cấu xà mũ trụ gồm 135 m3 bê tông, 43,5 tấn thép các loại.
Tại thời điểm xảy ra sự cố nhà thầu đã đổ được khoảng 70/135 m3 bê tông và đổ lệch về phía bị sụt đổ (cánh hẫng bên phải tuyến hướng Hà Nội – Hà Đông).
Kết cấu đà giáo dùng cho xà mũ trụ H7, nhà thầu đã thi công hoàn chỉnh 3 xà mũ trụ tương tự trước, đến trụ thứ 4 thì xảy ra sự cố.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Chỉ hơn 2 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính


-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách
-
Chỉ hơn 2 tháng nữa, tỉnh giàu nhất Việt Nam dự kiến sẽ xóa tên 5 TP trực thuộc trên bản đồ hành chính


-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh