Giải pháp Microsoft có thể giúp hạ tầng CNTT hiện đại và tối ưu hơn
Thứ sáu, 25/10/2013 15:01

Hiện nay, chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào 5 mảng chính về phát triển Công nghệ thông tin (CNTT) và Viễn thông.

Ông Trần Trọng Việt, chuyên viên cao cấp về tư vấn Công Nghệ Quốc Gia của Microsoft

Ông Trần Trọng Việt, chuyên viên cao cấp về tư vấn Công Nghệ Quốc Gia của Microsoft

5 mảng chính nêu trên bao gồm phát triển nguồn nhân lực CNTT, phát triển ngành công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông, áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội và đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin.

Là một nhà tư vấn tin cậy hàng đầu trên toàn cầu về CNTT, Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các lĩnh vực chính như Hạ tầng CNTT – An ninh mạng, Gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranh cho khối Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục. Phóng viên đã phỏng vấn ông Trần Trọng Việt, chuyên viên cao cấp về tư vấn Công Nghệ Quốc Gia của Microsoft về vấn đề này.

Theo ông, VN cần làm gì để trở thành nước mạnh về CNTT 2020?

Đây là câu hỏi rất trọng tâm và đòi hỏi chính sách và biện pháp tích hợp và đồng bộ trong nhiều lĩnh vực. Một câu hỏi ngắn gọn nhưng cần rất nhiều thời gian thảo luận.

Nếu mạnh về CNTT có nghĩa là:

Sử dụng CNTT hiệu quả trong điều hành và quản lý nhà nước và khu vực tư nhân mang đến mạnh cạnh tranh vượt trội; có một nền giáo dục và đào tạo chuyên gia CNTT đẳng cấp quốc tế; có nghiên cứu và phát triển khoa học CNTT thuần túy có thể áp dụng cho các ngành công nghiệp; có một nền công nghiệp phần mềm trong nước và gia công hùng mạnh, sự phát triển bền vững của Internet đến mọi tầng lớp xã hội, cùng với việc phổ biến sử dụng thương mại điện tử trong kinh doanh.

Ngoài ra môi trường pháp lý, nguồn lực đầu tư, và môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng như chính sách thuế xuất và đầu tư ưu đãi để trợ giúp sự phát triển và tăng tốc trong các lĩnh vực này.

Nếu chúng ta nhận định như thế thì chúng ta có lẽ đã biết phải cần làm gì trong mỗi lĩnh vực. 

Xin ông cho biết kế hoạch của Microsoft trong việc hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin VN?

Như chúng ta đều biết, chính phủ Việt Nam đặt trọng tâm vào 5 mảng chính bao gồm phát triển nguồn nhân lực CNTT, phát triển ngành công nghệ thông tin, phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và viễn thông, áp dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp và xã hội và đẩy mạnh việc nghiên cứu và phát triển công nghệ thông tin. Là một nhà tư vấn tin cậy hàng đầu trên toàn cầu về CNTT, Microsoft đã vạch ra một kế hoạch chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2020 dựa trên các lĩnh vực chính như Hạ tầng CNTT – An ninh mạng, Gia tăng năng suất và năng lực cạnh tranh cho khối Doanh nghiệpp vừa và nhỏ, Phát triển nguồn nhân lực và phát triển giáo dục.

Khi bước chân vào thị trường Việt Nam, nhiệm vụ hàng đầu mà Microsoft đặt ra là giúp người dân Việt Nam tận dụng triệt để các lợi ích mà công nghệ thông tin có thể mang lại cũng như thu hẹp khoảng cách trong lĩnh vực công nghệ số giữa Việt Nam và các quốc gia khác. Chúng tôi thực sự tin tưởng rằng những xu hướng công nghệ hiện đại, tiên tiến mà chúng tôi đang triển khai sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn cho cuộc sống của người dân Việt Nam. Những việc mà Microsoft đã, đang và sẽ tiếp tục làm là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, trao quyền cho thế hệ trẻ phát triển, giải quyết các thách thức xã hội và xây dựng các chính sách nền tảng cho đổi mới trong tương lai.

Thời gian gần đây, đã có quan điểm cho rằng đặt trước những bức xúc đô thị nảy sinh (từ y tế, giáo dục, nguồn nước...), đã đến lúc cần đặt ra yêu cầu bắt buộc mọi công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải ứng dụng CNTT hướng tới phát triển đô thị thông minh, thậm chí phải thể chế hoá bằng văn bản pháp luật. Theo ông, việc thực hiện liệu có khả thi hay không? Cần làm gì để có thể thực hiện được quyết liệt vấn đề này?

Việc hướng đến phát triển Đô thị thông minh là một trong những định hướng rất tích cực của chính phủ. Quá trình thực thi sẽ theo một số các quy chuẩn và giải quyết được các vấn đề này đòi hỏi một số các tiêu chí sau:

Đầu tư hạ tầng tập trung theo tiêu chuẩn Đám mây và Kiến trúc tham chiếu, có các công cụ Bảo mật truy cập (theo chính sách an ninh mạng), Truyền thông, Email tập trung,...  để có một môi trường tích hợp cho các ứng dụng nghiệp vụ. Nếu cần phải có qui phạm hóa

Thành phố cần có một Ban chỉ đạo xây dựng và quản trị các ứng dụng nghiệp vụ tích hợp, theo bộ qui trình nghiệp vụ và chia sẻ thông tin thống nhất. Bộ qui trình nghiệp vụ cần phải chú trọng đến tích hợp các ứng dụng và chia sẻ thông tin của các ngành liên quan cũng như tăng năng suất làm việc của cán bộ công chức, và tương tác và cung cấp thông  hiệu quả nhất cho doanh nghiệp và người dân

Thành phố nên có công cụ khai thác, phân tích và lập báo cáo trên khối dữ liệu tập trung để hỗ trợ quyết định và tối ưu hóa các hoạt động của thành phố. 

Với năng lực của mình, MS có thể hỗ trợ Việt Nam hình thành, phát triển đô thị thông minh như thế nào?

Microsoft sẽ hỗ trợ các thành phố thiết lập một Kiến trúc tham chiếu để xây dựng một Hạ tầng CNTT trên nền cloud hiện đại nhất, có thể cung cấp các dịch vụ Hạ tầng (IaaS), các dịch vụ Nền tảng (PaaS), các dịch vụ Phần mềm (SaaS), với kiến trúc có thể tích hợp thiết bị di động và các ứng dụng nghiệp vụ.

Microsoft có thể có thể tư vấn thiết lập các Chính sách về an ninh mạng, bảo mật và an  toàn thông tin để đô thị có thể xây dựng và quản trị một môi trường cloud chuyên nghiệp trong việc phát triển và tích hợp các ứng dụng nghiệp vụ trên một kiến trúc tham chiếu chung.

Ngoài ra, Microsoft hay các đối tác cũng có thể cung cấp các ứng dụng nghiệp vụ cùng với kinh nghiệm triển khai thành công cho các đô thị khác.

Việc ứng dụng các giải pháp CNTT "thông minh" hiện được nhiều công trình tại các đô thị lớn ứng dụng, tuy nhiên giữa các công trình, khu đô thị lại chưa có sự kết nối với nhau để hình thành nên những đô thị thông minh. Theo quan điểm của ông, Việt Nam nên giải quyết thực tế này theo hướng nào? Từ kinh nghiệm thực tế của MS, ông có thể nêu một số ví dụ về kinh nghiệm tại nước ngoài để Việt Nam có thể tham khảo?

Có thể thấy những vấn đề cơ bản nhất và cũng thu hút được nhiều sự quan tâm như làm sao có thể tiết kiệm chi phí và phát triển hiệu quả hơn khi thành phố mở rộng, triển khai được các dịch vụ công dân và doanh nghiệp đồng nhất cho toàn bộ các cơ quan quản lý trong thành phố, quản trị và điều tiết nguồn nhân lực, đưa được các thông tin rõ ràng hơn khi ra quyết định và ngân sách, cũng như tạo được tầm nhìn xuyên suốt trong quá trình phát triển tiếp theo. 

Ngoài ra, để tạo dựng được Đô thị thông minh, việc đáp ứng được các nhu cầu cơ bản – đang ngày càng thay đổi - của cấp lãnh đạo thành phố, của công dân cũng như tầng lớp cán bộ viên chức là hết sức quan trọng. Với công dân, họ mong muốn các dịch vụ ngày càng được cá nhân hóa với chất lượng cao, ở mọi địa điểm. Các vấn đề liên quan với công dân cần phải kịp thời, nhưng cũng đòi hỏi được an toàn và tôn trọng riêng tư. Với cấp cán bộ thực thi, họ mong muốn có những công cụ dễ sử dụng, không gian làm việc hỗ trợ tối đa cho các công cụ mà họ sử dụng, kèm theo cả công cụ xã hội để họ có thể kết nối cộng đồng.  Ở tầm trên, các lãnh đạo mong muốn xem xét sự vận hành của bộ máy hành chính, khả năng tham khảo ý kiến cố vấn tại mọi địa điểm, cách quản trị nhân lực hiệu quả, công cụ để kiểm tra kết quả đầu tư và có thể giúp họ phát triển cộng đồng hoặc quốc gia đó.

Các bạn có thể thấy thành phố Luân Đôn của vương quốc Anh là một Đô thị như vậy. Luân Đôn muốn xây dựng website dịch vụ khách hàng tiêu chuẩn thế giới để nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách hàng, sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn và cung cấp quản lý thông tin tin cậy và nhất quán hơn. Và họ đã sử dụng giải pháp SharePoint, CRM và Biztalk server của Microsoft để thực hiện mục tiêu của mình. Website này đã được xây dựng trên nền tảng SharePoint với giao diện thiết kế bắt mắt, màu sắc ấn tượng, dễ truy cập và tìm kiếm thông tin về thành phố, dịch vụ vv,... Một thành phần lớn của hệ thống này là các giao dịch được quản lý bởi hệ thống CRM. Các thông tin giao dịch được thực hiện trên website và các dữ liệu sẽ được thu thập và được đồng bộ hóa với hệ thống CRM, sử dụng BizTalk server. Các thông tin giao dịch được quản lý bởi các công nhân thành phố đang sử dung CRM và các cập nhật được đồng bộ hóa lại tới nền tảng SharePoint cho phép các thông tin phản hồi có thể được gửi tới công dân. Có thể nói, mô hình website này của thành phố Luân Đôn  không những mang lại nhiều lợi ích cho tất cả mọi người mà còn nhận được nhiều sự tán dương.

PV

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: Microsoft Việt Nam , Công nghệ thông tin , Viễn thông , Tư vấn công nghệ