Trước sự việc rừng phòng hộ Đak Đoa thuộc 2 xã Đak Sơmei và Hà Đông, huyện Đak Đoa- Gia Lai bị lâm tặc cùng người dân bản địa thi nhau chặt hạ được phản ánh và UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, xác minh.
|
Ảnh: Nguyễn Giác
Sở Nông nghiệp và PTNT Gia Lai đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, nội dung cho biết: Ngày 13-2, các cơ quan liên quan tại tỉnh và địa phương đã xác định trên lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa có 20 vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép với tổng diện tích trên 19 ha (đất rừng sản xuất 17 vụ, đất rừng phòng hộ 3 vụ). Trong số 20 vụ trên thì có 11 vụ xảy ra từ đầu tháng 1-2012 đến nay với diện tích rừng bị chặt phá gần 13 ha. Hiện Hạt Kiểm lâm Đak Đoa đang phối hợp cùng Ban quản lý, UBND các xã tiến hành điều tra, xác minh và xử lý theo quy định.
Theo ông Kpăh Thuyên- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Để xảy ra các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trước hết trách nhiệm chính thuộc về Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa. Chúng tôi sẽ kết hợp điều tra xác định các đối tượng chặt phá rừng để cùng làm rõ trách nhiệm kiểm điểm, xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, theo nguồn tin nhận được, người dân địa phương hàng ngày vẫn ngang nhiên vào rừng chặt phá, thậm chí dựng lều ngay bên khu vực rừng đang bị xâm hại để đánh dấu “lãnh thổ” và lý do để xảy ra tình trạng này vẫn là câu trả lời rất quen thuộc từ Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Đak Đoa: Rừng nhiều, lực lượng mỏng.
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành