Theo cảnh báo của Cục Kiểm lâm, hiện trên địa bàn cả nước có 11 tỉnh có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, trong đó có 7 tỉnh ở mức độ cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm); 4 tỉnh ở mức độ cấp IV (cấp nguy hiểm).
|
Trong số này, Gia Lai không có tên dù là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ 2 trên toàn quốc và diện tích rừng dễ cháy thuộc diện cao nhất toàn quốc.
Tỉnh Gia Lai có diện tích rừng lớn thứ 2 trên toàn quốc với 715.691 ha, trong đó rừng dễ cháy chiếm đến trên 48% (342.032 ha), thuộc diện cao nhất toàn quốc. Diện tích rừng dễ cháy được xác định là 127 trọng điểm trải dài khắp tỉnh.
Nguyên nhân gây cháy rừng được xác định là do sự dùng lửa thiếu ý thức của người dân, đa phần là người đồng bào dân tộc thiểu số với nhận thức còn thấp. Những hình thức thường thấy đó là phát đốt nương rẫy nhưng không kiểm soát được lửa; khai thác lâm sản như lấy mật ong rừng, đốt đót để cây tái sinh mạnh mùa sau…
Ảnh: Ngọc Linh
Theo báo cáo của cơ quan Kiểm lâm, năm 2011, trên địa bàn tỉnh Gia Lai xảy ra tổng cộng 5 vụ cháy lớn, gây thiệt hại trên 100 ha, chủ yếu là rừng trồng. Đặc biệt, mùa khô năm trước, việc cháy rừng diễn ra rất sớm, ngay trước Tết nguyên đán đã diễn ra 2 vụ cháy ở huyện Chư Pah.
Rút kinh nghiệm, năm nay công tác PCCR đã được Chi cục kiểm lâm Gia Lai xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và triển khai thực hiện ngay từ trước Tết nguyên đán 2012. Theo đó Chi cục đã tham mưu cho UBND tỉnh Gia Lai ban hành chỉ thị 18/CT-UB ngày 14-12-2011 về việc tăng cường các biện pháp PCCR mùa khô năm 2011-2012.
Cụ thể, các đơn vị chủ rừng tăng cường công tác tuyên truyền vận động, phổ biến pháp luật về Bảo vệ rừng và PCCR đến nhân dân; quản lý chặt chẽ nương rẫy cạnh rừng; thực hiện phát đốt trước có điều khiển 384 ha và làm đường băng cản lửa 10 km ở các trọng điểm cháy; trang bị nhiều công cụ phục vụ công tác chữa cháy rừng.
Về công tác chữa cháy rừng thì ngoài lực lượng chữa cháy rừng là 3 đội kiểm lâm cơ động và PCCR, các Hạt kiểm lâm đều thành lập một tổ 10 người luôn sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có lệnh điều động. Các Hạt Kiểm lâm phải luôn bố trí lực lượng tuần tra canh gác ở các trọng điểm cháy (24/24); tổ chức nhiều đợt diễn tập chữa cháy với quy mô cấp tỉnh và cấp huyện.
Thời gian gần đây, dù gần đến cao điểm mùa khô, tuy nhiên nhiều địa phương trên toàn tỉnh Gia Lai thường xuất hiện mưa, thậm chí có lúc mưa lớn. Về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Long- trưởng phòng Quản lý, bảo vệ rừng, Chi cục Kiểm Lâm Gia Lai khẳng định: những trận mưa xuất hiện trong mùa khô không có ý nghĩa gì trong công tác PCCR vì lượng nước rất ít. Cho dù hôm nay mưa thật lớn nhưng cũng tại khoảnh rừng ấy, hôm sau vẫn có thể xảy ra cháy lớn.
Nói như vậy để thấy, chúng tôi không bao giờ lơ là, chủ quan. Lãnh đạo tỉnh cũng rất quan tâm công tác này, đơn cử đó là kinh phí PCCR được cấp sớm hơn các hạng mục khác. Nếu xảy ra cháy rừng, những người đứng đầu các đơn vị chủ rừng phải chịu trách nhiệm rất cao. Minh chứng là trong những vụ cháy rừng năm 2011, đến nay đã có 2 trưởng Ban Quản lý rừng Phòng hộ (Bắc An Khê, Bắc Biển Hồ) bị cách chức, nhiều người phải chịu các mức kỷ luật nghiêm khắc khác…
.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?