Nguyễn Hoàng Bách, học sinh trường THPT Năng khiếu, TP.HCM đã xuất sắc vượt qua 400 học sinh của trường để góp mặt vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14.
Gặp thí sinh nhỏ tuổi nhất tham dự chung kết Olympia |
Trong 4 thí sinh tham dự vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14, Nguyễn Hoàng Bách, ở phường 10, quận Tân Bình, TP. HCM gây tượng đối với khán giả truyền hình khi là thí sinh nhỏ tuổi nhất. Hiện tại, Bách đang học lớp 11. Ba thí sinh còn lại vừa trải qua kỳ thi đại học và đều đỗ vào trường đại tốp đầu.
Ngày 3/8, 4 thí sinh sẽ tham dự vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14.
Vượt qua 400 “đối thủ” lọt chung kết Olympia
Chúng tôi gặp Hoàng Bách tại một khách sạn ở đường Láng Hạ (TP Hà Nội). Nở nụ cười tươi, Bách kể, sau buổi ghi hình ngày 1/8 ở trường quay, Bách được bố đưa đi thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Trấn Quốc. Hiện tại, Bách khá thoải mái, tự tin trước vòng thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia.
Bách cho biết, đầu năm lớp 10 Bách đã tham dự cuộc thi “Thách thức Entropy 5” (nó giống như cuộc thi Olympia thu nhỏ, nhằm tìm kiếm ra tài năng trẻ). Bách đã xuất sắc vượt qua hơn 400 bạn khác giành giải nhất “Thách thức Entropy 5”, trở thành gương mặt đại diện cho trường tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia 2014.
Tháng 10/2013, trường THPT Năng khiếu TP.HCM đã chọn Bách đưa đi tham dự cuộc thi. Sau đó, Bách liên tiếp giành giải nhất cuộc thi tuần, tháng, quý.
Bách khá thoải mái trước khi bước vào vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia
“Khi đó, em cũng chỉ nghĩ tham dự cuộc thi để cọ xát với các bạn, học hỏi kinh nghiệm chứ không chú trọng nhiều đến giải thưởng. Do vậy, lúc tham dự cuộc thi “Thách thức Entropy 5”, em có tâm trạng thoải mái, không bị áp lực”, Bách chia sẻ.
Trong 4 thí sinh tham dự vòng chung kết Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14, Bách là thí sinh nhỏ tuổi nhất (hiện đang là học sinh lớp 11). 3 thí sinh khác đều đã học xong hệ THPT, vừa tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2014.
“Khi cuộc thi tuần, tháng, quý Đường lên đỉnh Olympia diễn ra, em mới là học sinh lớp 11. Do vậy, trong một số phần thi có một số câu hỏi về môn Sinh lớp 12 (hỏi về nội dung di truyền) em đã gặp khó. Tuy nhiên, ngay sau đó em đã lấy lại được bình tĩnh, tự tin trả lời đúng”, Bách kể.
Hoàng Bách theo học lớp chuyên Lý, trường THPT Năng khiếu TP.HCM. Bách mạnh về các môn Khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa). Nói về bí quyết học tập của mình, Bách cho hay, em không có cách học gì đặc biệt, ngoài việc trên lớp chịu khó nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, khi về nhà, mỗi tối Bách dành khoảng 2 tiếng làm bài tập nâng cao.
Đối với các môn xã hội (Văn, Sử, Địa), hằng ngày Bách cũng phân bổ thời gian học khoảng 2 tiếng. Riêng môn Lịch sử, Bách thường học theo “sơ đồ cành cây”. Bách chép ra giấy dữ liệu từng giai đoạn cụ thể, sau đó xâu chuỗi lại với nhau cho logic. Ngoài giờ học trên lớp, thứ 2, 6, Bách học thêm ở trung tâm luyện thi đại học gần nhà.
Đang học lớp 11, nhưng Bách đã dự định sẽ thi đại học khối A, ngành Điện tử, Đại học Bách khoa (TP.HCM). Bách ước mơ trở thành kỹ sư thiết kế máy móc.
Bố mẹ Bách đều làm công chức nhà nước, hiện đang công tác ở cơ quan về bảo hiểm xã hội. Bách là con cả trong gia đình, sau Bách có em trai đang học lớp 8.
Quyết tâm tìm nhanh đáp án phần thi “vượt chướng ngại vật”
Theo Bách, trong cả 3 cuộc thi tuần, tháng, quý, dù vượt qua nhiều thí sinh khác giành điểm số cao nhất nhưng Bách vẫn thấy khó ở phần thi “tăng tốc”. Khi đến phần thi này, các thí sinh khác đều có số điểm bám sát Bách. Cậu học trò trường THPT chuyên Năng khiếu TP.HCM chỉ thực sự bứt phá, vươn lên ở phần thi về đích.
“Ở cả 3 cuộc thi tuần, tháng, quý, em chưa một lần tìm ra đáp án phần thi “vượt chướng ngại vật”. Do vậy, em đang tìm hiểu, đọc thêm kiến thức Lịch sử, Văn học, với hy vọng trong cuộc thi chung kết sẽ là người tìm ra đáp án nhanh nhất”, Bách chia sẻ.
Trước cuộc thi chung kết, Bách cho biết cậu thấy lo ngại nhất là thí sinh Nguyễn Trọng Nhân (một trong ba thí sinh tham dự vòng chung kết). Bởi vì qua theo dõi một số cuộc thi, Bách nhận thấy Nhân thông minh, trả lời nhanh và chính xác các câu hỏi.
“Tuy nhiên, em không đặt nặng vấn đề thắng hay thua. Hiện tại, tâm trạng em rất thoải mái, tự tin. Em sẽ cố gắng chơi và cống hiến hết mình để đạt kết quả cao nhất”, Bách nói.
Bố Bách - ông Nguyễn Mạnh Thường (51 tuổi) cho hay, Bách rất chăm học. Lớp 10 và 11, Bách đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Gia đình cũng tạo điều kiện tốt nhất cho Bách học hành.
“Tôi vẫn khuyên Bách dù ở cuộc thi nào cũng phải luôn tập trung, chú ý tới câu hỏi. Không đặt nặng vấn đề thắng thua mà tạo áp lực cho bản thân. Ở cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, 4 chàng trai đều là người xuất sắc. Do vậy, ai dành được vòng nguyệt quế tôi đều ủng hộ, cảm thấy vui”, ông Thường nói
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%