Việc Sở GD-ĐT TP.HCM ký kết hợp tác với IIG Việt Nam, đại diện của Viện Khảo thí giáo dục Mỹ (ETS) chính thức áp dụng hệ thống bài thi TOEFL.
Học sinh Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh, TPHCM) trong giờ học tiếng Anh - Ảnh: Đào Ngọc Thạch |
Việc Sở GD-ĐT TP.HCM ký kết hợp tác với IIG Việt Nam, đại diện của Viện Khảo thí giáo dục Mỹ (ETS) chính thức áp dụng hệ thống bài thi TOEFL để đánh giá trình độ tiếng Anh học sinh từ tiểu học đến THPT có thật sự mang lại lợi ích cho học sinh?
Nhiều chuẩn lựa chọn
Nếu đem TOEFL vào áp dụng ở trường phổ thông thì sẽ gây ra tình trạng giáo viên chỉ chăm chăm vào các kiến thức và kỹ năng được TOEFL đánh giá và sẽ bỏ qua những gì không có trong đề thi
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh
Sở dĩ có sự băn khoăn vì trước giờ, phần lớn mọi người hiểu rằng bài thi TOEFL là một trong những chuẩn đánh giá nhằm kiểm tra trình độ tiếng Anh của những người chuẩn bị du học. Lần này, lại áp dụng kiểm tra trình độ học sinh từ bậc tiểu học.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho rằng giáo viên và học sinh, những người sử dụng các hình thức đánh giá trình độ tiếng Anh, muốn có nhiều nguồn đánh giá khác nhau. Ông Chương nhấn mạnh thêm: “Còn Sở thì mong muốn đưa ra nhiều chuẩn đánh giá để giáo viên, học sinh lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình”.
Hiện tại, Sở GD-ĐT TP.HCM đang áp dụng hệ thống đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh theo chuẩn của hội đồng khảo thí quốc tế ĐH Cambridge (ESOL). Ông Chương nhận định: “Nếu so sánh thì rõ ràng hệ thống chứng chỉ của ESOL xuất hiện lâu đời hơn và có giá trị vĩnh viễn. Trong khi đó, do phục vụ cho mục đích du học nên các chứng chỉ của ETS có giá trị trong một thời gian nhất định và chỉ dành cho học sinh THPT trở lên”. Tuy nhiên, ông Chương cho rằng hiện nay ETS đã triển khai thực hiện bài thi TOEFL Primary, dành cho việc đánh giá trình độ của học sinh tiểu học và TOEFL Junior dành cho học sinh THCS. “Vì vậy, như đã nói, để tạo ra nhiều sự lựa chọn, thấy phù hợp nên sở công nhận và sử dụng thêm hệ thống đánh giá này”, ông Chương nói.
Khi chúng tôi đặt vấn đề TOEFL Primary (bài thi đánh giá trình độ tiếng Anh của học sinh tiểu học) chỉ mới được ETS thực hiện thử nghiệm và sắp chính thức được áp dụng như một công cụ để đánh giá khả năng tiếng Anh của học sinh từ 8 tuổi trở lên, ông Chương trấn an: “Theo tôi biết thì chứng chỉ này đã chính thức được áp dụng tại 70 quốc gia trên thế giới. Việc công nhận thêm một hệ thống chứng chỉ đánh giá trình độ như vậy cũng tránh việc sử dụng duy nhất chứng chỉ của ESOL như hiện nay”.
Chăm chăm học để thi ?
Một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM khẳng định việc áp dụng thêm chuẩn đánh giá bằng bài thi TOEFL của ETS không làm thay đổi bất cứ nội dung, phương pháp giảng dạy tiếng Anh tại các nhà trường. Căn cứ danh mục các tài liệu giảng dạy tiếng Anh đã được Bộ GD-ĐT ban hành, các trường có thể lựa chọn giáo trình phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường để tổ chức giảng dạy. Học sinh có thể học theo bất cứ giáo trình nào đã được Bộ phê duyệt và đều có khả năng dự thi TOEFL hay các chứng chỉ của Cambridge. Ông Phạm Anh Ba, Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên, Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng khẳng định: “Học sinh có thể theo học các giáo trình khác nhau và thấy chứng chỉ nào phù hợp về trình độ, thời gian, yêu cầu và mục đích mà mình hướng tới thì đăng ký dự thi”.
Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục (thuộc Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập), lại cho rằng: “Về mặt chuyên môn, việc áp dụng TOEFL với học sinh phổ thông sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề”.
Bà Phương Anh phân tích: “TOEFL vốn là một kỳ thi nhằm mục đích đánh giá khách quan năng lực của người học với mục đích cuối cùng là khả năng sử dụng tiếng Anh để tham gia học ĐH ở Mỹ. Do mục đích như vậy nên nó không quan tâm đến chương trình đào tạo hoặc quá trình học tập của người học. Nếu đem TOEFL vào áp dụng ở trường phổ thông thì sẽ gây ra tình trạng giáo viên chỉ chăm chăm vào các kiến thức và kỹ năng được TOEFL đánh giá và sẽ bỏ qua những gì không có trong đề thi”. Bà Phương Anh cho rằng điều này sẽ dẫn đến học lệch, học tủ; tác hại tương tự như việc học sinh THPT chỉ chăm chăm vào học những gì có trong kỳ thi ĐH mà không quan tâm đến bất cứ gì khác.
Cũng theo bà Phương Anh, vì có mục đích riêng, lại do một tổ chức riêng thực hiện, nên TOEFL chẳng ăn nhập gì với chương trình đào tạo và giáo trình hiện đang được áp dụng. Vì vậy, nếu muốn đạt TOEFL cho tốt thì các trường sẽ có nhu cầu bỏ đi chương trình và giáo trình đang sử dụng để đi tìm những gì phù hợp hơn với kỳ thi. Nói cách khác, đưa TOEFL vào sẽ tạo ra tình trạng học một đằng thi một nẻo, và "trật đường ray" với những nỗ lực cải cách khác hiện nay.
Ý kiến
Học sinh sẽ có thêm sự chọn lựa
“Nếu có thêm chuẩn đánh giá mới, nghĩa là học sinh sẽ có thêm sự chọn lựa, thi theo chuẩn phù hợp nhất với bản thân mình. Về phần giáo viên, chắc chắn giai đoạn đầu sẽ gặp khó khăn trong giảng dạy. Vì phải giúp học sinh làm quen với phương thức đánh giá mới, quy trình thi cử mới. Nhưng về lâu về dài, tôi nghĩ sẽ ổn”.
NGUYỄN HOÀNG DIỄM TRANG - Tổ trưởng tổ Anh văn, Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Q.4, TP.HCM
Đúng là hơi nặng
“Chuẩn đánh giá nào nhằm giúp kiểm tra năng lực của học sinh xung quanh 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết đều tốt cả. Thêm chuẩn thì cũng tốt cho học sinh. Nhưng theo quan điểm của tôi, học sinh bậc tiểu học mà áp dụng chuẩn TOEFL thì đúng là hơi nặng” .
Giám đốc một trung tâm Anh ngữ tại TP.HCM
Áp dụng đầu năm 2014
Hệ thống bài thi TOEFL đánh giá trình độ tiếng Anh cho học sinh từ tiểu học đến THPT bao gồm TOEFL Primary (dành cho tiểu học), TOEFL Junior (dành cho học sinh THCS), TOEFL iBT hoặc TOEIC (học sinh THPT); TOEIC (dành cho sinh viên, học sinh các trường CĐ, TCCN). Kỳ thi đầu tiên sẽ tổ chức vào tháng 1.2014 với quy trình thực hiện theo quy định của ETS.
Về phí dự thi thì các chứng chỉ của ETS cao hơn của ESOL gần 200.000 đồng. Chi phí ESOL hiện từ 18 - 20 USD. Tuy nhiên lãnh đạo Sở cho biết đang cố gắng đàm phán để học sinh Việt Nam được hưởng mức giá ưu đãi nhất.
Hiện TP.HCM có các chương trình tiếng Anh: Thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh tự chọn (cả 2 đều áp dụng cho học sinh từ lớp 1), chương trình tiếng Anh theo Đề án 2020 của Bộ GD-ĐT áp dụng cho học sinh từ lớp 3 trở lên. Bên cạnh đó, có 11 trường tiểu học có dạy chương trình tiếng Anh Cambridge. Bậc THCS và THPT có chương trình tiếng Anh tăng cường, tiếng Anh của Bộ GD-ĐT và tiếng Anh Cambridge.
Hệ thống đánh giá trình độ tiếng Anh hiện đang áp dụng gồm: Lớp 2 (Starters tương đương trình độ A0 của khung ngoại ngữ châu Âu), lớp 4 (Movers - A1), lớp 5 (Flyers - A2), lớp 7 (KET), lớp 9 (PET - B1), lớp 11 (FCE - B2), lớp 12 (CAE/IELTS/TOEFL - B2/C1).
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?