Straits Times công bố danh sách 10 nhóm khủng bố hoạt động mạnh suốt những năm qua và tiếp tục được coi là nguy hiểm nhất trong năm 2015.
![]() |
Điểm mặt những nhóm khủng bố nguy hiểm nhất năm 2015 |
1. Nhà nước Hồi giáo (IS)
Thành lập bởi Abu Bakr al-Baghdadi, nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đang nắm giữ diện tích lớn gồm hàng chục thị trấn, thành phố tại Iraq và Syria. Với sự tàn bạo và luật lệ hà khắc, IS đã gây ra hàng loạt vụ tấn công khủng bố, tàn sát, hành quyết con tin, bắt cóc, hãm hiếp và buôn bán phụ nữ…
Thế giới coi IS là nguy hiểm nhất, bởi nó mang tính tổ chức cao và có nguồn thu vững chắc từ các hoạt động buôn bán dầu mỏ, bắt cóc tống tiền, thuế và buôn lậu, được coi là giàu có nhất trong số các tổ chức khủng bố từ trước đến giờ.
Nhà nước Hồi giáo (IS) được coi là lực lượng khủng bố nguy hiểm nhất thế giới
Hiện nay, những kẻ gia nhập IS đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước châu Á.
2. Al-Qaeda
Al-Qaeda thành lập năm 1988 bởi Osama bin Laden, kẻ đã bị Mỹ tiêu diệt năm 2011. Sau khi lãnh đạo bị giết chết, nhóm khủng bố này được Ayman al-Zawahiri dẫn dắt nhưng ngày càng suy yếu. Tuy nhiên, đây vẫn được coi là một nhóm khủng bố đáng gờm với rất nhiều chi nhánh trên toàn thế giới.
Trước đây, IS vốn là một trong những chi nhánh của al-Qaeda, nhưng đã bị khai trừ vào năm ngoái vì quá tàn bạo.
3. Al-Qaeda ở bán đảo Arab (AQAP)
Thành lập năm 2006, AQAP là một trong những nhánh nguy hiểm nhất của al-Qaeda. Hai anh em tấn công tạp chí Charlie Hebdo ở Paris được chính những kẻ thuộc AQAP đào tạo. Nhóm này thường xuyên kêu gọi tấn công vào phương Tây, đồng thời huấn luyện cho các nhóm cực đoan chiến đấu tại Syria và Iraq.
4. Taliban
Taliban thành lập từ năm 1994 tại Afghanistan dưới sự lãnh đạo Mullah Mohammed Omar. Mục tiêu chính của tổ chức này là thành lập một nhà nước Hồi giáo tại Afghanistan. Taliban thống trị tại quốc gia này từ năm 1996 đến 2001 và ban hành nhiều luật lệ hà khắc.
Năm 2001, Taliban thất thủ trước các cuộc tấn công của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khi Mỹ rút đi, Taliban lại một lần nữa nổi lên và chiếm giữ đất nước.
5. Pakistan Taliban
Đây chính là tổ chức đứng sau vụ thảm sát vào trường học quân sự khiến 148 người thiệt mạng tại Pakistan gây chấn động thế giới cuối năm 2014. Tổ chức này cũng từng âm mưu ám sát người trẻ nhất thế giới nhận giải Nobel Hòa bình Malala Yousafzai.
6. Al-Nusra Front
Còn đuợc gọi là al-Qaeda tại Syria, Al-Nusra Front tuyên bố thành lập năm 2012 với mục đích thay thế chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhóm này được cho là hỗ trợ phiến quân Syria và tấn công các mục tiêu liên quan đến chính phủ Syria.
7. Boko Haram
Boko Haram đang kiểm soát diện tích khoảng 20.000 dặm vuông, có mục tiêu áp đặt luật lệ Hồi giáo cực đoan tại Nigeria. Với cái tên mang ý nghĩa “giáo dục phương Tây là tội lỗi”, Boko Haram cấm người Hồi giáo làm bất kỳ điều gì liên quan đến phương Tây như bầu cử, mặc sơ mi, quần tây hoặc cách giáo dục thông thường.
Tháng 1/2015, Boko Haram càn quét thị trấn Baga, giết 2.000 người. Năm ngoái, nhóm này bắt cóc hàng trăm học sinh, trong đó 200 nữ sinh vẫn mất tích. Gần đây, Boko Haram đã dùng phụ nữ và bé gái để thực hiện các vụ đánh bom liều chết.
8. Jemaah Islamiyah (JI) và các chi nhánh
Đây là chi nhánh al-Qaeda tại Đông Nam Á, gây ra các vụ đánh bom Bali năm 2002 khiến 202 người chết. Thành lập năm 1990, trụ sở của JI nằm tại Indonesia. Nhiều nhân vật chủ chốt đã bị bắt, nhưng vào năm ngoái, một số cuộc tấn công vẫn được cho là do nhóm này gây ra. Hiện nhóm này phân ra làm nhiều nhánh, đa số đều cam kết trung thành với IS.
9. Abu Sayyaf
Abu Sayyaf là băng nhóm tội phạm hoạt động ở Sulu, Philippines, thường xuyên gây ra các vụ bắt cóc tống tiền dọc bờ biển Sabah và vùng biển lân cận.
Thành lập vào thập niên 1990, nhóm có trụ sở tại các đảo Basilan và Sulu. Abu Sayyaf được cho là gây ra các vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Philippines. Nhóm này từ lâu đã có mối liên hệ với al-Qaeda và gần đây đã cam kết trung thành với IS.
10. Lashkar-e-Taiba
Lashkar-e-Taiba (LeT) tại Pakistan chịu trách nhiệm cho các vụ tấn công tại Mumbai năm 2008 làm thiệt mạng 166 người. Sau đó, tổ chức này nấp sau một tổ chức nhân đạo tự xưng là Jamaat-ud-Dawa (Jud) và tiếp tục công khai hoạt động ở Pakistan. Tuy nhiên, theo nhà báo Arif Jamal, Jud chính là tổ chức trung ương có mạng lưới trên toàn thế giới và LeT chỉ là một chi nhánh có nhiệm vụ tiến hành thánh chiến tại Ấn Độ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức
-
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất có thể gây sóng thần kinh hoàng, thổi bay 50% GDP, 298.000 người có thể thiệt mạng




-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất