Theo dự kiến, Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến các trường phía nam, ngày 24/3, trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
Năm phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào được đưa ra |
Bộ GD-ĐT vừa lấy ý kiến kín với các trường đại học, cao đẳng phía bắc về dự thảo phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào, thay thế tiêu chí duy nhất là điểm sàn. Theo dự kiến, Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến các trường phía nam, ngày 24/3, trước khi đưa ra lấy ý kiến rộng rãi.
Theo đó, có năm phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào được đưa ra.
Phương án 1: Phân tầng theo tổng điểm ba môn thi
Theo phương án này, các tiêu chí bảo đảm chất lượng nguồn tuyển là: Điểm sàn tính theo tổng điểm ba môn thi của từng khối thi. Điểm sàn được tính trên cơ sở phổ điểm và bảo đảm tổng nguồn tuyển vượt tổng chỉ tiêu tuyển sinh. Đối với mỗi khối thi, xác định ba mức điểm sàn (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn; Điểm môn ưu tiên tính theo ngành đào tạo, được nhân hệ số.
Về cách thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT): Dựa vào phổ điểm kết quả thi của từng khối thi, cân nhắc về tổng chỉ tiêu và tổng nguồn tuyển, Hội đồng xét chất lượng đầu vào xác định cho mỗi khối thi ba mức điểm sàn, làm cơ sở cho Bộ công bố. Đối với trường ĐH, CĐ: Dựa trên đặc thù của các ngành đào tạo để xác định khối thi và môn ưu tiên cùng hệ số ưu tiên cho từng ngành đào tạo của trường; Sau khi Bộ công bố các mức điểm sàn, căn cứ vào đặc thù của trường và tình hình tuyển sinh các năm để xác định mức điểm sàn tương ứng (các trường ĐH chỉ được chọn mức cao hoặc trung bình); Xét tuyển các thí sinh có kết quả thi từ điểm sàn (do trường chọn) trở lên; điểm xét tuyển là tổng điểm ba môn thi, theo khối thi có nhân hệ số đối với môn ưu tiên của ngành. Việc xét tuyển thực hiện theo nguyên tắc lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Phương án 2: Phân nhóm
Tiêu chí bảo đảm chất lượng nguồn tuyển sẽ là: Tổng điểm ba môn thi theo khối thi được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi trong khối thi. Đối với mỗi môn thi, xác định bốn mức ngưỡng khác nhau để các trường lựa chọn; Ngưỡng điểm đối với môn chính của từng ngành.
Cách thức thực hiện: Đối với Bộ GD và ĐT
+ Dựa vào phổ điểm kết quả thi của từng môn của khối thi, hội đồng xét chất lượng đầu vào xác định bốn giá trị “ngưỡng” điểm P1, P2, P3, P4 sao cho: Đạt điểm P1 trở lên có 30% thí sinh trong tổng số thí sinh dự thi; P2 trở lên có 45% thí sinh trong tổng số thí sinh dự thi; P3 trở lên có 60% thí sinh trong tổng số thí sinh dự thi; P4 trở lên có 75% thí sinh trong tổng số thí sinh dự thi. Tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi do hội đồng xét chất lượng đầu vào đề xuất, Bộ trưởng GD - ĐT quyết định.
+ Bộ công bố các “mức” điểm P1, P2, P3, P4 của tất cả các môn thi để các trường tự chủ xây dựng phương án xét tuyển, Bộ không ấn định mức điểm chung nào.
- Đối với các trường ĐH, CĐ
+ Tùy theo đặc thù của trường cũng như ngành đào tạo, xác định và công bố công khai môn thi chính ứng với từng ngành.
+ Trên cơ sở các mức điểm của tất cả các môn thi do Bộ công bố và quy định của trường về môn thi chính, lựa chọn mức tối thiểu đối với từng môn và xác định ngưỡng xét tuyển - là tổng điểm theo mức tối thiểu của ba môn theo khối thi và ngưỡng đối với môn chủ chốt.
+ Xét tuyển các thí sinh có điểm môn chủ chính và tổng điểm ba môn theo khối thi đạt từ ngưỡng xét tuyển trở lên theo nguyên tắc lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
+ Trong tuyển sinh theo phương án này, trường ĐH chỉ được phép chọn từ mức P3 trở lên và môn chính chỉ được chọn mức P1, P2; đối với trường CĐ, môn chính không được chọn mức P4.
Phương án 3: Kết hợp ngưỡng chất lượng theo khối thi và môn thi
Tiêu chí bảo đảm chất lượng:
- Điểm sàn (tổng điểm ba môn thi theo khối thi). Điểm sàn được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm tổng ba môn thi theo khối thi. Đối với mỗi khối thi, có ba mức điểm sàn (mức cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn.
- Điểm tối thiểu theo môn thi tương ứng với ngành đào tạo được xác định trên cơ sở phân tích phổ điểm của từng môn thi. Đối với mỗi môn thi, có ba mức (cao, trung bình, thấp) để các trường lựa chọn.
Cách thức thực hiện:
- Đối với Bộ GD và ĐT
+ Dựa vào phổ điểm kết quả thi của từng môn thi của khối thi, hội đồng xét chất lượng đầu vào xác định ba giá trị “ngưỡng điểm P1, P2, P3 đối với từng môn thi.
+ Căn cứ phổ điểm của tổng ba môn thi theo khối thi, hội đồng xét chất lượng đầu vào xác định ba giá trị điểm sàn đối với từng khối thi.
Bộ công bố các mức điểm P1, P2, P3 của tất cả các môn thi và mức điểm sàn ứng với khối thi, để các trường tự chủ xây dựng phương án xét tuyển, Bộ không ấn định mức điểm chung nào.
- Đối với các trường ĐH, CĐ
+ Tùy theo đặc thù của trường cũng như ngành đào tạo, xác định và công bố công khai môn thi chính ứng với từng ngành (xác định ngưỡng theo môn) hoặc xác định khối thi đối với từng ngành (xác định ngưỡng theo khối thi). Nếu xác định ngưỡng chất lượng theo môn, phải chọn ít nhất một môn chủ chốt và một trong hai môn Toán và Văn (ngành Toán, Văn có thể chỉ chọn một môn).
+ Trên cơ sở các mức điểm của tất cả các môn thi và khối thi do Bộ công bố và quy định của trường về phương thức xác định ngưỡng chất lượng đầu vào, lựa chọn mức điểm sàn hoặc lựa chọn “ngưỡng” điểm xét tuyển đối với các môn thi tương ứng với từng ngành.
(Các trường ĐH chỉ được phép chọn điểm sàn ở mức cao hoặc trung bình; khi chọn mức điểm xét tuyển đối với từng môn cũng chỉ được chọn ở mức P1 và P2; các ngành Văn, Toán nếu chỉ chọn một môn, phải chọn mức P1)
+Xét tuyển các thí sinh có tổng điểm ba môn theo khối thi không thấp hơn điểm sàn theo quy định của trường, không có môn nào bị điểm 0 hoặc các thí sinh có điểm các môn theo ngành đào tạo đạt từ “ngưỡng” xét tuyển trở lên, không có môn nào của khối thi bị điểm 0. Xét tuyển theo nguyên tắc lấy từ trên xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu tuyển sinh.
Phương án 4: Tính theo đặc thù vùng miền
Phương thức tiến hành:
- Chia khu vực tuyển sinh
+ Miền núi phía bắc
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Bắc Trung Bộ
+ Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
+ Đông Nam Bộ
+ Tây Nam Bộ
- Thống kê điểm của thí sinh vào trường trong khu vực theo khối thi.
- Chia nhóm kết quả theo từng khối thi trong từng khu vực (ba nhóm hay bốn nhóm).
+ Nhóm 1: 30% số thí sinh đạt yêu cầu.
+ Nhóm 2: 50% số thí sinh đạt yêu cầu.
+ Nhóm 3: 70% số thí sinh đạt yêu cầu.
- Các trường tùy theo khả năng tuyển sinh của mình xác định nhóm tuyển sinh phù hợp.
-Thí sinh có thể dịch chuyển từ khu vực này sang khu vực khác nếu có kết quả thi phù hợp.
- Các trường tuyển thí sinh có kết quả từ cao xuống thấp cho đến giới hạn của nhóm.
Phương án 5: Xác định theo ngưỡng chính thức và ngưỡng dự bị
Phương thức tiến hành:
- Chia phổ điểm ba môn thi thành bốn mức: 25%, 50%, 65% và 80%.
+ Đợt xét tuyển thứ nhất các trường ĐH tùy theo khả năng tuyển sinh của mình, ưu tiên gọi thí sinh trong nhóm 25% hay nhóm 50%.
+ Đợt hai những trường tuyển chưa đủ chỉ tiêu có thể xét tuyển thí sinh đến nhóm 65%.
+ Những thí sinh có mức điểm ngưỡng 50% và 65% trước khi vào học chính thức phải học bổ sung kiến thức sáu tháng.
+ Nhóm 80% dành cho các trường CĐ tuyển sinh.
Trên đây là năm phương án xây dựng tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào, được Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến các trường đại học, cao đẳng phía bắc và dự kiến lấy ý kiến các trường phía nam ngày 24/3.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%